Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Những nẻo đường.... thất bại (phần 01)

Người ta thưởng bảo “Lịch sử được viết bởi người thắng cuộc”. Chúng ta thích đọc câu chuyện thành công của những người nổi tiếng, thích đọc sách dạy làm giàu vì nó tạo cảm hứng tích cực cho những nỗ lực của mình. Tôi thì khác, tôi cũng đọc hồi ký của các vĩ nhân, nhưng quan tâm nhiều hơn đến những thất bại của họ, bởi lẽ giản đơn là tôi học được nhiều hơn từ đó. Để một người đứng lên công nhận mình thất bại đã khó, dám mở lòng để chia sẻ thất bại còn khó hơn.


Dưới đây là chia sẻ những THẤT BẠI trong sự nghiệp và kinh doanh, những chia sẻ của những người chưa hẳn đã thành công. Chỉ đơn thuần là giúp cho những ai cần sự sẻ chia và những lời khuyên chân thành, hay chỉ là những trải nghiệm cần thiết để tránh những vết xe đổ. Và vì điều đó bạn có thể làm được, dể hơn rất nhiều để “dạy” một người thành công.

Câu chuyện 01: 
Dân tài chính - chứng khoán chúng tôi có 1 thành ngữ phổ biến "lòng tham và nỗi sợ hãi". Có nghĩa là người ta thường ùa vào đầu tư hoặc theo đuổi nghế nghiệp trong một lĩnh vực khi nó "đang lên", đang HOT. Sau đó họ ồ ạt tháo chạy khi lĩnh vực ấy quay đầu suy thoái. Warran Buffet thì bảo "hãy biết tham lam khi thiên hạ đang sợ hãi", tôi chả quan tâm, vì ông ấy là "người thắng cuộc", ông ấy nói gì chả đúng, người trong cuộc mới hiểu từ nói đến làm khó khăn thế nào! Có 1 chân lý là "what goes up, must come down. What goes down, will bounce back", vấn đề là thời điểm nào "vào" và "ra" cho hợp lý. Nhưng xin thưa, trên đời chả ai học được chữ "ngờ"

Những sai lầm của tôi bắt nguồn rất nhiều từ tâm lý này. Lòng tham con người là vô đáy. Khi bạt đặt mục tiêu là $100 lợi nhuận và đạt được nhanh chóng, sẽ không có gì cản nổi bạn vay thêm tiền để làm ra $1000 lợi nhuận. Nhưng đến khi bạn lỗ $100 mỗi tháng và phải quyết định là nên cắt lỗ, dẹp bỏ công việc kinh doanh này hay cầm cự để ... tương lại lấy lại cả vốn lẫn lời thì khó hơn nhiều.

Kinh nghiệm tôi rút ra là:
1. Khi xây dựng kế hoạch, nên đặt ra nhiều mục tiêu nhỏ để đạt mục tiêu lớn. Đừng để đạt được mục tiêu X rồi thì mới đề ra mục tiêu X+1. Bạn sẽ nhanh chóng bị lòng thàm lôi đi mà quên mất mục tiêu dài hạn.

2. Hãy luôn xác định cho mình 1 điểm dừng trước khi mạo hiểm và tuyệt đối tuân thủ nó. Như 1 con bạc, hãy để điều tồi tệ nhất là thua sạch tiền trong túi, đứng vơ vét tiền trong túi người khác và lại nướng vào trò chơi của mình.

3. Hãy so sánh mình với mình của ngày hôm qua, chứ đừng so sánh mình với người của thiên hạ. Bạn sẽ không bao giờ vừa là người giàu nhất, vừa hạnh phúc nhất, vửa được mọi người yêu mến nhất... Do đó nếu hôm nay bạn giàu hơn hôm qua, vui vẻ hơn hôm qua, có nhiều tình yêu hơn hôm qua, thì đó là thành tựu đáng tự hào. Tôi vẫn thường tự "an ủi" mình bằng câu "ngửa mặt lên chưa chắc bằng ai, nhưng cúi xuống còn hơi khối người".


0 nhận xét:

Đăng nhận xét