Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( phần 01): Đàn chuột ăn trộm dầu

Câu chuyện "Đàn chuột ăn trộm dầu"

Trong một căn nhà nọ, có 3 con chuột cùng sống chung: chuột trắng, chuột đen, chuột xám.

Một hôm, khi thấy người chủ nhà mua một bình dầu và đặt trên bàn bàn, lũ  chuột kháo nhau: “Quá tuyệt, từ nay chúng ta có thêm món mới rồi. Nhưng mà mặt bàn cao như vậy, chúng ta phải phối hợp với nhau mới được!”

Thế là 3 con chuột nhất trí rằng: chuột xám sẽ đứng lên đầu chuột đen, chuột trắng đứng trên đầu chuột xám để leo lên bàn lấy dầu. Sau đó chúng sẽ luân chuyển để con chuột nào cũng có cơ hội được ăn dầu.

Kế hoạch này diễn ra tốt đẹp, 3 con chuột đều thích món dầu béo ngậy.

Cho đến một hôm, trong lúc sơ ý, chuột xám làm đổ chiếc bình dầu, đánh “Xoảng” một tiếng rất lớn. Thế là bọn chuột hoảng sợ, nhanh chóng bỏ chạy trốn vào hang.

Khi về đến tổ, lũ chuột bắt đầu cãi nhau.Chuột trắng nói:”thật là xui xẻo, sau vụ này, chắc là chủ nhà sẽ phát hiện ra. Nhưng không phải lỗi của tôi. Tại vì chuột xám đứng không vững, làm tôi mất thăng bằng, nên chiếc bình mới bị đổ!”

Chuột xám nói”Cũng không phải lỗi tại tôi, tại vì chuột đen mất thăng bằng trước”.

Chuột đen nói “Không không, hông phải lỗi tại tôi, tại vì các anh ở trên nặng quá, lại không giữ thăng bằng tốt, nên lại càng tôi không thể đứng vững”

Cuối cùng cả 3 con chuột nhất trí “ngày mai sẽ tiếp tục ăn trộm thứ khác trên ban,và làm đúng như cách cũ,để xem là lỗi thuộc về ai”.

Hôm sau, chủ nhà mua một bình dầu mới, và lũ chuột cũng lại trèo lên trộm. Nhưng lần này, chúng chỉ muốn chứng mình là mình không gây ra lỗi. Khi thấy con chuột ở trên mất thăng bằng, con ở dưới cũng không thèm giữ lại mà chỉ muốn đứng cho thật chắc.

Chuyện gì đến cũng sẽ đến: bình dầu lại đổ  một lần nữa. Và lần này cả 3 con chuột cũng chắng vội chạy trốn, mà ở lại kiểm tra hiện trường xem xem lỗi thuộc về ai…

Ngày hôm sau, người chủ nhà đem về một con mèo, để trị bọn chuột đang lộng hành quá mức.

Thế là lũ chuột không còn ăn trộm thoải mái như trước nữa. 

Lời bình:
Trong những năm gần đây, từ “teamwork” - "kỹ năng làm việc nhóm" đã được đề cập đến khá nhiều trong các doanh nghiệp Việt cũng như các trường đại học. Nhiều người cũng biết được tầm quan trọng của nó nhưng, nó dường như chỉ dừng ở mức 1 từ được đề cập đến nhiều trong các CV xin việc chứ chưa được hiện thực hóa trong cuộc sống.  

Đa phần, khi công việc xuất hiện vấn đề khó khăn, các bộ phận không chịu tự tìm hiểu lý do mà chỉ  biết bảo vệ mình và chỉ trích bộ phận khác. Ai cũng đều tìm ra được nhiều lý do chính đáng để cho thấy mình không làm sai chuyên gì. Cuối cùng, vấn đề vẫn nằm yên một chỗ và khiến công việc dần dần đi xuống...

Có thể thấy, khi kỹ năng làm việc nhóm chưa trở thành 1 thói quen, 1 điều mà mọi người cảm thấy cần thực hiện; mọi người chưa thấy được lợi ích mà nó mang lại (đa phần mọi người chủ yếu chỉ bảo vệ bản thân, bảo vệ lợi ích nhóm nhỏ của mình - bảo vệ ý kiến cá nhân...)  thì còn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Kỹ năng làm việc nhóm không tốt, tôi xin tóm tắt lại một vài nguyên nhân chính như sau: 

1. Quá nể nang các mối quan hệ

 Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẵn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ. 

Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý

2. Phân công công việc chưa hợp lý

Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố”toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc” thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi. Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình không phải chịu trách nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai. 

3. Chưa tạo được bầu không khí thân thiện để mọi người thẳng thắn trao đổi ý kiến cá nhân

Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ_những_người_giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.

Nói tóm lại, nguyên nhân là do Kỹ năng quản lý nhân sự của các nhà quản lý chưa tốt. 

Quản lý nhân sự không chỉ là tuyển dụng, đánh giá, tính lương thưởng hay xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Luật lao động... mà còn là bố trí sử dụng hiệu quả, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy tiềm năng đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Điều này thì các doanh  nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam không chỉ thiếu mà còn rất yếu, hỏi sao kinh tế vừa khủng hoảng 1 cái, hàng nghìn doanh nghiệp đã thi nhau phá sản, dừng hoạt động hay có hoạt động cũng chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. 



Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Văn hóa doanh nghiệp và đôi điều suy ngẫm..

Có những câu chuyện hiện đại được kể... bắt đầu bằng hai chữ "ngày xưa"...

Ngày xưa, ngày Nhân Viên Mới... mới đi làm, nghe các anh chị đi trước nói chuyện văn hóa doanh nghiệp mà như nghe  một điều gì đó xa xôi lắm lắm. Nào là văn hóa doanh nghiệp là cái tạo nên sự đoàn kết, gắn bó và cống hiến hết mình của nhân viên, nào là văn hóa doanh nghiệp khiến người ta muốn ở lại hay đắn đo suy nghĩ trước mỗi quyết định ra đi, nào là ... Túm lại là Nhân Viên Mới chả tin lắm, nhưng mà, càng đi nhiều, càng thực mục sở thị, tào lao với bạn bè nhiều, Nhân Viên Mới lại càng nhận ra văn hóa doanh nghiệp thực sự rất quan trọng. Các bạn sinh viên mới ra trường, các bạn chưa đi làm bao giờ, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc,... cũng nên dành "vài lần trong năm" để suy nghĩ về điều này, văn hóa tại doanh nghiệp đầu tiên bạn đi làm (tất nhiên là đi làm đủ lâu để ngấm) nó có tác động rất lớn đến bạn sau này (tất nhiên không loại trừ trường hợp bạn là người dễ dàng thay đổi và dễ dàng thích ứng với môi trường mới). 

Dông dài nhiều rồi, bữa nay, Nhân Viên Mới có tí chuyện chia sẻ với anh chị em: 
"
Ngày xưa, cty vừa nhỏ vừa xấu, dây mạng thì bị chuột gặm te tua, mỗi lần trời mưa cả phòng nhốn nháo cùng nhau chống lũ, vui ơi là vui

Ngày nay, cty vừa to vừa đẹp, dây mạng gọn gàng, mạnh ai nấy làm việc, mưa nắng cũng là việc của zời…

Ngày xưa, phòng ăn chật chội, nóng nực, có khi là tầng thượng, nắng chảy mỡ, nhưng ai cũng vừa ăn vừa cười nói, vừa share thức ăn cho nhau, ấm áp lòng người.

Ngày nay, phòng ăn khang trang, trang trí đẹp mắt, nhưng chỉ để làm kiểng, và mọi người phải chật vật ngồi ăn dưới đất như những người lao động chân tay tìm đại 1 chỗ ngồi ăn cho qua bữa.

Ngày xưa, phòng làm việc chia ra từng bộ phận, tuy phòng nào cũng nhỏ nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười đùa.

Ngày nay, mọi người ngồi cùng 1 phòng thiệt lớn, có người nói để thể hiện tính tập thể đoàn kết, chẳng biết có ko nhưng cả ngày chỉ ngay tiếng lách cách bàn phím, chẳng còn nhận ra đó là sự tồn tại của con người hay những cỗ máy kiếm tiền .

Ngày xưa, sếp và nhân viên như 1, ngồi cùng nhau, cùng giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Ngày nay, sếp thì… tất nhiên phải có vị trí riêng, và vấn đề thì… đợi vào họp đi rùi giải quyết. Đúng rồi, sếp và nhân viên mà, đâu có giống nhau được.

Ngày xưa, sau h tan làm là từng nhóm hội họp ăn uống, bàn việc, chơi đùa ko chút tư lự, toan tính.

Ngày nay thì… mơ đi… lâu lâu thì vài cuộc ăn nhậu… chẳng để làm gì, chỉ để châm chọt người ko có mặt, ko thì để “trả ơn” vì sự hợp tác nào đó.

Ngày xưa, dù ko cười nói với nhau vẫn cảm thấy được sự thiện cảm của con người xung quanh.

Ngày nay, cho dù cười nói với nhau thì vẫn cảm thấy đối diện là 1 bồ dao găm.

Người ta nói thay đổi là tốt, ko biết tốt thật ko, nhưng nếu cho tôi lựa chọn, tôi vẫn muốn quay về những ngày xưa ấy, ngày mà tôi làm việc chung với những đồng nghiệp thực sự…á
"

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

NHÂN VIÊN GIỎI – TÀI SẢN ĐẺ RA TÀI SẢN HAY CHI PHÍ ĐẺ CHI PHÍ


“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc.
Đó là trên bình diện quốc gia, còn trong một phạm vi một tổ chức, một công ty thì người tài (trong phạm vi của bài viết này Tôi sử dụng người giỏi thay cho người tài và ngược lại) thì người giỏi có vai trò như thế nào và việc sử dụng, giữ chân người giỏi ra sao trong tiến trình phát triển của một doanh nghiệp?
Trước khi trả lời cho câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời cho các câu hỏi:
Người giỏi – Anh là ai?
Đây là bước đầu tiên để nhận diện một người giỏi. Các chuyên gia của Business Edge đã đưa ra để tham khảo và xem xét 02 nhóm tiêu chí bao gồm : các tiêu chí định lượng và các tiêu chí định tính. Một nhân viên giỏi cần thoả các tiêu chí định tính sau:
  • + Luôn hoàn thành xuất sắc mục tiêu công việc.
  • + Đảm trách công việc đòi hỏi kỹ năng/kiến thức “hiếm” trong thị trường lao động.
  • + Thành quả của cá nhân đóng góp vào thành quả của doanh nghiệp.
  • + Không ngừng cải tiến hiệu quả làm việc.
  • +Tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi là một nhân viên giỏi bạn phải đáp ứng một tiêu chí định lượng quan trọng nữa đó là: “năng lực + thành tích”.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều nhất nhất dựa vào các tiêu chuẩn này để đánh giá ai là nhân viên giỏi để giữ lại bởi mọi thứ đều có tính tương đối và có tính ngoại lệ. Tuỳ theo điều kiện và đặc thù riêng của doanh nghiệp mình mà đòi hỏi nhà quản lý phải có “nghệ thuật” đánh giá riêng của mình để không cứng nhắc cũng không rập khuôn, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan liên quan tới người lao động (ví dụ như cách cư xử với mọi người; cách tiếp cận các kiến thức mới hay những lời góp ý; mức độ tự học hỏi; các mục đích nhân viên trông chờ vào công việc hiện tại…)
Vậy, Nhân viên giỏi mong đợi điều gì từ phía chủ doanh nghiệp?
Nhân viên giỏi là người khác với người bình thường nên chắc chắn rằng họ có những đòi hỏi khác với những nhân viên bình thường khác. Để đi xác định những mong đợi, động lực của một con người thì có rất nhiều lý thuyết để nghiên cứu, một trong những lý thuyết phổ biến nhất hiện nay khi nghiên cứu mong muốn, đòi hỏi của con người trong quản trị nhân sự là lý thuyết của bậc thang nhu cầu của MASLOW. Ông MASLOW chia nhu cầu của con người thành 02 cấp bậc: Mức thấp là các nhu cầu về thể chất và sinh lý; nhu cầu về an toàn và an ninh. Ở mức cao hơn là các nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương); nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng, nhu cầu về sự tự hoàn thiện.
Trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức thì các nhu cầu trên được hiểu như sau:
  • - Nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến...
  • - Nhu cầu an toàn, là việc bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên của chủ doanh nghiệp.
  • - Nhu cầu quan hệ, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức.
  • - Nhu cầu được tôn trọng người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người.
  • - Nhu cầu tự hoàn thiện đó là việc các nhà quản lý hoặc Chủ doanh nghiệp cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân; các nhân viên được đào tạo và phát triển, được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề nghiệp.
Trên đây là những mong muốn chung nhất của bất kỳ người lao động nào, nhưng một nhân viên giỏi luôn có những đòi hỏi riêng đối với doanh nghiệp mà mình đã và đang cống hiến. Đối với từng cá nhân, sự mong đợi lại là khác nhau, tuỳ theo những điều kiện làm việc và phẩm chất cá nhân con người họ nhưng tựu trung lại vẫn có một số nét tương đồng có thể nhìn thấy trong mong muốn của các nhân viên giỏi, bao gồm:
  • - Một chế độ đãi ngộ thích đáng.
  • - Một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp.
  • - Sự gắn kết giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân
  • - Được đào tạo nâng cao trình độ
  • - Được thể hiện mình, sáng tạo và cống hiến.
  • - Được công nhận và thăng tiến
  • - Sự thống nhất giữa nhà quản trị và nhân viên trong mục tiêu phát triển của doanh nghiệp (mong đợi này hướng các nhà quản trị lưu ý tới một phương thức quản trị khá hiệu quả: “Quản trị theo mục tiêu”)
  • - Một luồng thông tin phản hồi hai chiều giữa nhà quản lý và nhân viên, …
Tất nhiên, việc xác định đúng mong muốn, đòi hỏi của nhân viên giỏi sẽ giúp cho nhà quản trị có cái nhìn chính xác để đề ra chiến lược “níu chân” người tài có hiệu quả, nhưng không phải Doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để thỏa mãn phần lớn nhu cầu của người giỏi bởi cũng một phần do hạn chế về chi phí, do trình độ quản trị,…
Nhưng có phải chăng lúc nào người giỏi cũng luôn đẻ ra những quả “trứng vàng” cho doanh nghiệp? “Người giỏi - tài sản đẻ ra tài sản hay là chi phí đẻ chi phí cho doanh nghiệp”, bởi vì sử dụng người giỏi cũng tốn một khoảng chi phí không nhỏ? Và đây cũng là bài toán hóc búa đặt ra cho không ít ông chủ doanh nghiệp? Liệu có phải chăng, Kẻ kém tài, người bình thường hay nhân tài cũng đều là những người có tài, chủ yếu là sử dụng họ như thế nào?
Thứ nhất, Xét ở phạm vi của doanh nghiệp, nhân viên giỏi luôn là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của chính nó. “Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bẩy” - Kate Lorenz, chuyên gia kinh tế của Hãng tư vấn nghề nghiệp kinh doanh CareerBuilder đã đưa ra ý kiến của mình như vậy. Và quả thật, đối với mọi doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào, nhân viên giỏi luôn được xem như lực lượng nòng cốt tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, làm nền tảng cho những hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, đồng thời cũng là đội ngũ tạo nên sức mạnh tiềm ẩn và sức bật cho chính doanh nghiệp mà họ đang cống hiến. Điều đó có nghĩa rằng, đối với doanh nghiệp, nhân tài chính là “tài sản đẻ ra tài sản”, bởi lẽ, một khi đội ngũ nhân viên giỏi ấy được đầu tư đúng mực trong công tác động viên, khuyến khích, khen thưởng và đào tạo sẽ có thể đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng theo cấp số nhân trên tính trên mỗi đầu đơn vị nhân viên giỏi.
Thứ hai, Và một thực tế khác cũng được đặt ra là liệu có phải lúc nào doanh nghiệp cũng được lợi khi đầu tư tiền của cho nhân viên giỏi hay không? Câu trả lời chính xác là: “Doanh nghiệp có thể lỗ, thậm chí là lỗ rất nặng!”. Lý do? Rất đơn giản, khi một người được xếp vào nhóm nhân viên giỏi, anh ta được cất nhắc, được tin tưởng và trọng dụng, anh ta sẽ nắm được một số thông tin, mối quan hệ, khách hàng quan trọng của doanh nghiệp bạn. Doanh nghiệp bạn bỏ ra một số tiền lớn để đào tạo và đầu tư cho nhân viên đó, với hy vọng anh ta sẽ “cho” tương đương hoặc nhiều hơn cái anh ta được “nhận” từ doanh nghiệp. Nhưng, người nhân viên chỉ đóng góp và thể hiện một phần khả năng của mình trong công việc sau khi được doanh nghiệp đào tạo, doanh nghiệp có một thiệt hại nho nhỏ vì không tận dụng hết năng suất của người giỏi sau một chi phí lớn bỏ ra để đầu tư. Nhân viên đó ra đi, doanh nghiệp bạn lại xuất hiện một “lỗ hổng” quan trọng ở một mắc xích nào đó, chưa kể sự ra đi đó có thể để lại một ảnh hưởng to lớn cho những nhân viên còn ở lại, gây một vài sự xáo trộn trong công tác nhân sự…Quan trọng hơn, nếu người nhân viên kia đầu quân cho công ty đối thủ thì đây lại càng là mối nguy hại to lớn bởi có thể những giá trị cốt lõi, những bí mật của doanh nghiệp có thể bị tiết lộ, khách hàng bị lôi kéo theo sự ra đi của người nhân viên này. Bị đối thủ cạnh tranh “bắt bài” chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ lâm vào tình trạng khó khăn hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, nhân viên giỏi đã trở thành “chi phí đẻ chi phí” vì doanh nghiệp phải mất thêm một khoản chi phí không nhỏ khác để bồi hoàn tổn thất cũng như dành để đào tạo đội ngũ nhân viên kế tiếp để bù đắp vào “lỗ hổng”.
Vậy, đâu là bài toán sử dụng nhân tài dúng đắn và hiệu quả nhất trong thời đại cạnh tranh và hội nhập hiện nay?
Chúng ta thường nghe câu: “Dụng nhân như dụng mộc” quả thật rất chí lý. Rất nhiều ông chủ doanh nghiệp thành công trên mức tưởng tượng không phải vì họ giỏi chuyên môn hay lao động cật lực 24/24 giờ mỗi ngày mà chủ yếu là biết phát hiện người có tài năng, biết cách sử dụng người, bởi vì mỗi người đều có những ưu điểm, sở trường riêng. Đặt từng người vào vị trí thích hợp, tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa sở trường và tiềm năng, khắc phục các sở đoản là bí quyết dùng người tiên tiến nhất và có hiệu quả nhất của các doanh nghiệp hiện đại và thành đạt ngày nay. Hán Cao Tổ- Lưu Bang xuất thân từ dân thường, tuy “Trí” không bằng Trương Lương, “Dũng” không bằng Hàn Tín, “Tài” không bằng Tiêu Hà”, nhưng ông lại giỏi dùng người, biết cách thu hút mọi nhân tài trong thiên hạ làm nên cơ nghiệp nhà Hán.
Có một điều rất thú vị nữa là: khi bạn bước chân vào bất kỳ ngôi chùa nào trên đất Việt Nam hay Trung Quốc, bạn đều trông thấy trước tiên là đức phật Di lặc quay mặt ra cửa, tươi cười đón khách. Nhưng ngay đằng sau lưng Đức Di lặc lừ tượng đức Phật Vệ đà mặt mũi đen sì, mắt nhìn trừng trừng theo dõi khách. Không phải ngẫu nhiên mà các tượng phật được đặt như vậy mà theo theo truyền thuyết, trước kia hai vị quản hạt hai ngôi chùa khác nhau.Phật Di lặc nhệt tình vui vẻ, vô tư nên tín đồ viếng thăm rất đông, nhưng ngài quản lý rất kém, đồ đạc vứt bỏ tứ tung, quả phẩm hương hoa, tiền công đức do khách thập phương cúng viếng thứ còn thứ mất cũng không biết nên nhà chùa trở thành ngèo túng, áo cà sa không đủ che kín thân thể. Còn phật Vệ đà là người rất giỏi quản lý tiền nong sổ sách, nhưng ngài quá nghiêm khắc, nét mặt lúc nào cũng cau có, mặt sạm đen, mắt nhìn trừng trừng như đe dọa kẻ bất lương, không được trọm cắp đồ của nhà chùa nên cung chính vì thế mà tín đồ đến cúng dường ngày càng ít, nhà chùa cũng trở nên nghèo túng.
Phật Tổ Như lai phát hiện vấn đề, liền điều cả hai vị về cùng một ngôi chùa, giao cho Phật Di lặc công việc đón tiếp, nên khách thập phương lại tìm đến cúng bái rất đông, tiền công đức và hương khói quả phẩm ngày càng phong phú. Còn phật Vệ đà thiết diện vô tư, tính tình cẩn trọng liêm chính, được giao công việc quản lý tiền nong, lương thực nên tiền không thiếu một đồng, hoa quả phẩm không hao hụt chút nào. Hai vị phối hợp công tác cực kỳ ăn ý, cảnh chùa ngày càng phồn vinh vượng phát.
Trong cách nhìn của nhà quản lý giỏi dùng người, dù là kẻ xuẩn tài (kém tài, chậm hiểu) hay là người bình thường hoặc là bậc tài giỏi đều là người tài và hữu ích. Giữa họ không có sự phân biệt rõ rệt và cố định, có thể trong việc này anh chưa giỏi nhưng trong việc khác anh lại giỏi hơn. Vấn đề chủ yếu là anh có làm tốt công việc được giao hay không?
Nhân tài bị dùng không đúng chỗ, sẽ trở thành ke xuẩn tài! Người xua nói: “Bảo bối đặt nhầm chỗ thì cũng là vật bỏ đi. Còn nhân tài bị dùng sai chỗ cũng trở thành kẻ xuẩn tài”. Nhà Quản lý học nổi tiếng người Mỹ Dooruk đã nói: “Nhà quản lý muốn có hiệu quả khi tuyển người làm việc và đề bạt cán bộ phải căn cứ vào việc anh ta có thể làm được những gì. Cho nên quyết sách của tôi khi dùng người là không phải nghĩ cách làm giảm sở đoản của họ, mà là phát huy sỏ trường của họ”. Trong thế gian này không tồn tại loại người không có thiếu sót, khuyết điểm. Điều cần thiết đối với người quản lý cũng như với người chủ sử dụng lao động là: Làm sao phát huy được sở trường của nhân viên đến mức tối đa, chứ không phải tìm người thập toàn, thập mỹ, tròn trịa không khiếm khuyết. Nếu không phát huy được cái hay, không dùng được cái giỏi của người ta, lúc nào cũng thành kiến và giữ cái nhìn sai lệch, cố hữu về những khiếm khuyết của người khác, sẽ dẫn đến cách đánh giá sai lầm, áp đặt. Nếu dùng được cái hay, cái giỏi ở người khác thì dù họ là kẻ xuẩn tài, tầm thường cũng có những cái có thể dùng được. Với cách nhìn như vậy, người giỏi trong công ty không hiếm, biết sử dụng đúng người đúng chỗ thì lo gì công ty không phát triển và thành đạt.
Nhân viên giỏi (nhân tài) có ảnh hưởng quyết định đến sự thịnh suy của một công ty, tổ chức. Bất kỳ nhà quản lý nào cũng mong muốn thành công trong mọi công việc, muốn được thăng tiến tới chức vụ cao hơn, mà để đạt được như vậy điều cần có trước tiên là biết cách nhìn người, biết cách phát hiện người tài bởi vì: “Nhân tài như lá mùa thu”, “Thiên quân dị đắc, nhất tướng nan cầu – Muôn quân dễ kiếm, một tướng khó tìm” là lẽ thế!
Nhưng nếu đã có người hiền tài mà không hay biết, không dùng được, để hiền tài ra đi là một sự lãng phí rất lớn. Cố nhân nói “Thiên hạ chi chính, phi hiền bất lý; thiên hạ chi nghiệp, phi hiền bất thành – nghĩa là: Đại sự quốc gia không có người hiền không trị được, Sự nghiệp quốc gia không có người hiền không thành công”. Đó là triết lý của người xua, còn trong thời đại WTO hiện nay, để dùng và sử dụng nhân tài giỏi một cách có hiệu quả, theo Tôi, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm sau để thu hút, sử dụng và giữ chân nhân tài:
1. Tuân thủ pháp luật lao động cũng là một cách giữ chân người tài giỏi
Trong một khảo sát mới đây của Công ty tuyển dụng nhân sự Navigos Group, thì có khoảng có 80% trong số 14.000 người được hỏi khẳng định họ sẽ không làm việc tại công ty mà họ biết đang vi phạm pháp luật lao động. Một cuộc khảo sát khác cũng ghi nhận có 87% trong số hơn 8.000 người được hỏi tin rằng công ty mà họ đang làm việc chưa vận dụng đúng 100% tinh thần pháp luật lao động.
2. Chủ doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường làm việc tốt, thân thiện và chuyên nghiệp.
Thời gian một nhân viên đi làm tại các văn phòng công ty, xí nghiệp chiếm hơn một nữa thời gian của họ (ăn, ngủ, nghỉ, giao tiếp với các thành viên trong gia đình,..). Do vậy, là người Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết quan tâm, chú ý đến điều này. Tại rất nhiều doanh nghiệp tuy chế độ lương bổng, cơ sở vật chất không thật sự tốt những vẫn giữ được sự gắn bó của rất nhiều nhân viên giỏi chính vì do họ đã tạo ra một bầu không khí thân thiết, gắn kết tập thể cùng niềm tin và phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức. Ngay tại những tổ chức đó, người lao động luôn có những đồng nghiệp chan hòa, những lãnh đạo biết quan tâm chia sẻ cùng nhân viên, khiến họ xem công ty như là nhà và toàn tâm toàn ý làm việc trong tập thể.
Để xây dựng một môi trường làm việc tốt thì yếu tố giao tiếp nội bộ hết sức quan trọng. Giao tiếp nội bộ không những giúp doanh nghiệp hạn chế những xung đột có thể xảy ra trong tổ chức mà còn góp phần gia tăng tinh thần đồng đội. Tuy nhiên, nếu giao tiếp nội bộ kém, nhân viên sẽ cảm thấy xa cách và gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với các thành viên khác, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất làm việc và lòng tin vào công ty...
3. Công ty phải có triết lý kinh doanh (thể hiện ở tầm nhìn, sứ mệnh) và có chiến lược phát triển trong từng giai đoạn (quý, năm, 5 năm, 10 nắm) thật rõ ràng.
Người xưa nói: “Chim khôn chọn cành cây mà đậu” hay câu: “Đất lành thì chim đậu”. Người giỏi cũng vậy, họ sẽ chọn những ông chủ giỏi, những công ty có triết lý kinh doanh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, thì việc chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là một lực hút để thu hút và giữ chân người giỏi.
Công ty hoạt động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) đẩy theo hướng nào thì dịch chuyển theo hướng đấy. Trong thực tế, có những công ty tuy không có chiến lược nhưng vẫn có thể phát triển, chẳng hạn công ty hoàn toàn có thể phát triển trong giai đoạn đầu, khi chưa có nhiều đối thủ, nhờ khả năng phát hiện và nắm bắt cơ hội thị trường mà không cần phải có một chiến lược. Hoặc công ty có thể phát triển nhờ vào một điều kiện thị trường đặc thù, một hoặc nhiều lợi thế mà các công ty khác không có (doanh nghiệp nhà nước). Hoặc do tài năng của một mình ông chủ biết và tự chèo lái, tự chịu trách nhiệm. Dẫu vậy, số phận của công ty sẽ như thế nào nếu một lúc nào đó trên thị trường bỗng xuất hiện sự cạnh tranh, hay công ty bị mất đi những lợi thế đặc thù? Chắc chắn một điều Doanh nghiệp đó, tổ chức đó khó lòng mà tồn tại một khi thị trường luôn biến động như hiện nay. Liệu trong một môi trường như thế, người giỏi có yên tâm công tác và công hiến không hay họ phải dứt áo ra đi mặc dù có thể họ được trả lương rất cao.
4. Tính chất công việc và cơ hội thăng tiến.
Nói đến cơ hội thăng tiến là đề cập đến mức độ hấp dẫn và thử thách của công việc, con đường thăng tiến; cơ hội được đào tạo và phát triển của công việc đó…
Tính chất công việc khác nhau đòi hỏi những tố chất của người làm việc khác nhau. Nếu chúng ta chọn một người giỏi, năng động vào một công việc ổn định, không có nhiều thử thách và không có cơ hội thăng tiến cho họ thì chắc chắn là không phù hợp. Muốn sử dụng người tài giỏi thành công, ngoài việc nhận dạng họ, hiểu họ còn phải biết tạo ra cho họ một sân chơi (Play ground) để họ thể hiện, thi thố tài năng của mình.
Trong khi đó nếu chúng ta giao một việc rất thử thách và khó khăn cho một nhân viên thích sự ổn định, không bon chen và không cầu tiến chắc chắn làm nhân viên này khiếp sợ và bị căng thẳng. Vì thế quy trình “chọn lựa đúng người cho công việc và giao việc đúng cho người phù hợp” rất quan trọng để bộ máy hoạt động suôn sẻ.
5. Có một phương pháp đánh giá hiệu quả, chế độ lương bổng và phúc lợi tốt.
Một quy chế lương thưởng và chế độ lao động hấp dẫn sẽ có ích gì nếu áp dụng vào sai đối tượng. Như vậy không khéo công ty lại phải tốn quá nhiều chi phí cho những người chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Và ngược lại, công ty có thể không giữ được người thực tài vì áp dụng chế độ không thích hợp, làm cho người lao động cảm thấy sự đãi ngộ chưa xứng đáng với công sức bỏ ra. Nhiều doanh nghiệp đã phải hứng chịu hậu quả vì thiếu kinh nghiệm xây dựng và duy trì một hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nhân lực một cách chặt chẽ và khoa học. Có nơi thì cán bộ chủ chốt bất mãn nghỉ việc, nhân viên cấp dưới hoang mang. Nơi khác thì mất khách hàng do chất lượng dịch vụ giảm sút, sản phẩm bị lỗi nhiều làm tăng chi phí. Khổng Tử đã nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Đã công bằng thì không nghèo, đã hoà mục thì không thiếu, lòng dân đã yên thì không sợ nghiêng đổ".
Ngoài ra, một chế độ lương bổng và phúc lợi tốt cũng là một trong những lực “nam châm mạnh để lôi cuốn và níu giữ chân nhân tài. Xây dựng một hệ thống lương và phúc lợi công bằng, đồng nhất và rõ ràng rất quan trọng trong việc quản trị nhân sự của một doanh nghiệp. Tránh tình trạng trong cùng một công ty mà chế độ dành cho người mới vào khác hoàn toàn với người cũ, tạo nên hai hệ thống lương và chế độ phúc lợi. Các chế độ phúc lợi bao gồm từ những điều nhỏ nhất, ví dụ tiền cơm trưa, điện thoại, trợ cấp đi lại, chăm sóc sức khỏe… đến những chế độ quan trọng cho cấp quản lý cấp cao như cấp xe, chia lợi tức, thưởng theo hiệu quả công việc, tài trợ học sau đại học, xác nhận để vay vốn ngân hàng,..
Các chế độ lương bổng và phúc lợi cũng là yếu tố cơ bản để thu hút và giữ được nhân viên. Đây cũng là “món ăn” rất cơ bản trong thực đơn về quản trị hệ thống nhân sự.
6.Chân thành đối đãi với người tài
Trọng dụng nhân tài trước hết là có cách đối xử công minh, trân trọng những đức tính trung thực, cương trực của người tài, đồng thời phải biết loại bỏ những kẻ xu nịnh, kẻ cơ hội. Cổ nhân dạy: “Tri ác bất truất, tắc vi họa – nghĩa là: Biết ác mà không truất tất sẽ gây họa”. Vì sao vậy? Nếu người tốt bị loại, kẻ xấu hưởng công, được thời cơ lấn tới, thì công ty, tổ chức không bị loạn, đi xuống thì quả là kỳ lạ! Bài học về cách xét người của Quản Trọng về bọn nịnh thần “Thụ Điêu - tự thiến mình để xin vào hầu hạ vua Tề, Dịch Nha - Giết con, dâng thịt con mình cho nhà vua nhằm mưu cầu lợi lộc” luôn là một bài học sáng giá cho bất kỳ một nhà lãnh đạo nào không tỉnh táo trong cách xét người, dùng người, giao việc lớn cho người tin cẩn.
7. Tin tưởng giao việc cho người tài
Một trong những nguyên tắc quan trong trong quan trị là phải biết tin tưởng người khi đã giao việc, đã dùng người thì phải tin, khi không tin hay còn phân vân thì thì Lãnh đạo không nên giao việc cho người đó. Người Lãnh đạo tốt là người lãnh đạo chỉ đóng vài trò là người hướng dẫn, vạch ra hướng đi, đích đến để cho nhân viên nhắm đến và nghiệm thu thành quả cuối cùng của nhân viên làm ra mà thôi. Làm được như thế, người tài mới có cơ hội thực sự để thể hiện năng lực của mình, qua đó cũng sẽ yêu mến và gắn bó với doanh nghiệp hơn.
8. Lãnh đạo phải giỏi
Để lãnh đạo được các nhân giỏi thì đòi hỏi người lãnh đạo cũng phải có một số phẩm chất đặc biệt (kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức..) hơn người. Lãnh đạo phải là người: Thứ nhất, về trình độ chuyên môn:lãnh đạo một tổ chức một doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực mình phụ trách, đặc biệt lãnh đạo cấp phòng lại càng phải có chuyên môn cao, người lãnh đạo không thể chỉ đạo một vấn đề mà họ không nắm vững về nó, chỉ đạo chung chung để gây mất lòng tin đối với cấp dưới.
Thứ hai, phải có tâm:Tâm ở đây là tấm lòng của người lãnh đạo đối doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp, tâm phải trong sáng, rõ ràng, làm việc chí công vô tư, không yêu ghét tuỳ tiện, biết yêu thương và chia sẽ với cấp dưới, giúp cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, hướng họ vào mục đích chung của doanh nghiệp,công ty.
Thứ ba, có khả năng tập hợp, cuốn hút mọi người vào một mục đích chung của Công ty, khiến cho mọi người không chỉ nghĩ tới tầm nhìn của công ty mà còn sống và thở cùng với nó.
Cuối cùng, là chủ của một doanh nghiệp, người lãnh đạo phải biết cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động. Phải làm cho người lao động hiểu rằng, những nỗ lực của họ đối với doanh nghiệp luôn được đền bù xứng đáng bằng việc trả lương, bằng phần thưởng mà doanh nghiệp sẽ trao cho họ. Tôi rất tâm đắc câu nói của Jack Welch – CEO của General Electric: “Các công ty không thể đảm bảo an toàn công việc cho các bạn được, chỉ có khách hàng mới làm được điều đó.” 
Tài liệu tham khảo chính:
1. Trần Thị Diệu Huyền - Diễn đàn “Hạt giống lãnh đạo 
2. Nguyễn Kim Lân – “Doanh Nhân Thời Hiện Đại”. NXB Giáo dục,2005). 
Trang 174 -1977
3. Sở Nhật Lý – “Phép Dùng Người”. NXB Thanh Niên,2009.
4. Nguyễn Thị Hồng – “Sếp Tôi Là Ai”. NXB Lao động – Xã hội, 2007.
5. Stephen R.Convey - “7 Thói Quen Để Thành Đạt”. NXB Trẻ, 2008.
Kỷ Yếu Ngày Nhân Sự Việt Nam - Vietnam HRDay
Nhân Viên Mới st

Thuê ngoài nhân sự (HR Outsourcing)


Thuê ngoài nhân sự (HR Outsourcing) là dịch vụ được thực hiện dưới hình thức thuê một đơn vị giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự thay thế doanh nghiệp đảm nhiệm các công việc mang tính thực thi có liên quan như: Tiến hành các thủ tục về hợp đồng lao động, Tính toán việc chi trả lương hàng tháng, đăng kí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, tính toán thuế thu nhập cá nhân và hoàn thuế, chi trả thuế thu nhập cá nhân … sau đó gửi thông tin chi tiết về lại cho chủ doanh nghiệp.
XUẤT PHÁT TỪ NHU CẦU CÓ THẬT
Trước áp lực cạnh tranh và những biến động của nền kinh tế toàn cầu trong vài năm trở lại đây, việc lèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng ‘quỹ đạo” theo kế hoạch đề ra đang dần trở nên trắc trở nhiều hơn. Với vai trò quan trọng trong việc kiến thiết và phát triển yếu tố cốt lõi của tổ chức là nguồn nhân lực, các nhà quản lý nhân sự lại càng phải phải không ngừng tìm kiếm lộ trình tốt nhất và phù hợp để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển với tiêu chí hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu.

Nếu như đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn thường áp dụng chiến lược cạnh tranh dựa trên chi phí thấp thì các doanh nghiệp nước ngoài lại đi theo một hướng khác. Với nguồn vốn mạnh hơn cùng nền tảng vững chắc kế thừa từ công ty mẹ tại nước ngoài, các đơn vị này lại ưu tiên sử dụng chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt. Chính vì vậy mà các nhà quản trị nhân sự tại đây thay vì dành nhiều thời gian cho các hoạt động mang tính thực thi hàng ngày thì lại thường tập trung phần lớn nguồn lực và thời gian cho các hoạt động mang tính định hướng nhiều hơn, ví dụ như việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, chiến lược chiêu mộ các nhân sự cao cấp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp .v.v.

Sở dĩ có việc này bởi vì phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đã sớm nhận ra từ lâu các hoạt động mang tính định hướng chiến lược mới là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với các hoạt động mang tính thực thi, họ thường sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài để tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực. Trong số đó có thể kể đến các hoạt động tính lương hay các vấn đề liên đến thuế, bảo hiểm đang dần được chuyển giao cho các đối tác bên ngoài có uy tín thực hiện.
Đơn cử như trong vài năm trở lại đây, công ty OSRAM – Singapore cũng đã ưu tiên lựa chọn việc sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài như: Quản trị lương, Thực hiện tất cả các thủ tục hành chính khác liên quan và đảm bảo duy trì hoạt động của OSRAM tại Việt Nam. Với việc sử dụng các dịch vụ thuê ngoài này, OSRAM đã có thể tập trung quản lý thông tin và chi phí thống nhất tại SINGAPORE cho tất cả hoạt động tại Việt Nam, giảm rất nhiều chi phí (chi phí hữu hình và vô hình) so với việc phải tuyển dụng một số nhân viên phụ trách Nhân sự và Hành chánh nội bộ để thực hiện các công việc liên quan nhưng kết quả đạt được không nhanh chóng và mang tính chuyên nghiệp bằng.
GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI NHIỀU LỢI ÍCH THỰC TIỄN …

Theo một thông tin từ IDC Vietnam phát hành trên báo chí, nhu cầu về sử dụng dịch vụ liên quan đến nguồn nhân lực toàn cầu đến 2011 sẽ đạt 132,1 tỷ USD, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,3% trong thời gian tới. Các công ty Châu Á sẽ ngày càng gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ nhân sự thuê ngoài mà cụ thể là các dịch vụ : Trả lương ngoài, nhân sự thuê ngoài..

Để lý giải cho việc tồn tại và phát triển của xu hướng này, việc đầu tiên chúng ta cần phải thừa nhận là môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay biến động hơn trước rất nhiều. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam đều chịu chung ảnh hưởng sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt. Việc tạo ra được sự ổn định và kiểm soát tốt bộ máy quản trị nhân sự là điều kiện cốt lõi góp phần duy trì sự tồn tại vững chắc và giúp doanh nghiệp đón nhận được những cơ hội quý giá trong tầm tay

Nếu như các Doanh nghiệp dành quá nhiều thời gian và chi phí cho những hoạt động mang tính thực thi hằng ngày thì chúng ta sẽ không còn nhiều thời gian để suy nghĩ và hoạch định các chiến lược nhân sự dài hạn cho tổ chức, mà đây lại chính là yếu tố quyết định sống còn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với việc sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài, các đơn vị tư vấn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ trọn gói, toàn diện từ tính lương cho tới các thủ tục, giấy tờ hành chính, từ quản lí nhân sự cho đến tư vấn về luật pháp… Nhờ đó, Doanh nghiệp sẽ có thể cắt giảm chi phí từ việc không phải tuyển đội ngũ nhân viên để quản lí những công việc trên, cũng như các chi phí phát sinh khác.

Ví dụ như trường hợp Doanh nghiệp đang thuê một chuyên viên C&B và mức lương phải trả cho chuyên viên này lên đến 1,000 USD mỗi tháng. Nhưng thật ra, Doanh nghiệp phải chịu gánh nặng chi phí lên tới 1,720.5 USD vì ngoài khoản lương 1,000 USD trên Doanh nghiệp phải trả thêm nhiều chi phí khác như : Thưởng, trợ cấp, phụ cấp đi lại, bảo hiểm cũng như chi phí mặt bằng, chi phí thiết bị văn phòng, chi phí đào tạo .v.v. Trong khi đó, chỉ cần tốn một khoản chi phí cố định hàng tháng, các đối tác cung cấp dịch vụ tính lương ngoài sẽ thực hiện hết giúp Doanh nghiệp”

Mặt khác, việc sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề đau đầu như: Sự rò rỉ thông tin, tính bảo mật, làm việc với cấp chính quyền có liên quan để giải quyết các thủ tục giấy tờ, đặc biệt là tính ổn định về nhân lực, tránh tình trạng khuyết người thường gặp trong nội bộ dẫn đến việc đình trệ các hoạt động nhân sự... Qua đó, các nhà quản lý nhân sự đã có thể dành nhiều thời gian hơn tập trung cho các kế hoạch kinh doanh chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
… SONG CŨNG NÊN CÂN NHẮC KỸ

Dẫu biết rằng lợi ích mà các dịch vụ nhân sự thuê ngoài mang lại là không nhỏ, song các doanh nghiệp trước khi sử dụng cũng nên cân nhắc thật kỹ trong việc chọn lựa đối tác hợp tác. Đây là một công việc không quá khó nhưng đòi hỏi uy tín cũng như sự chuyên nghiệp, chính xác, cẩn thận từ nhà cung cấp dịch vụ, vì thế, trong lĩnh vực này, các công ty tư vấn nhân sự có ưu thế rất lớn. 

Một đơn vị cung cấp dịch vụ là công ty tư vấn nhân sự chuyên nghiệp và uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công việc trong dài hạn. Họ chính là những đơn vị hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của việc tư vấn về nhân sự, bao gồm từ khâu tuyển chọn nhân sự, trả lương, luân chuyển vị trí làm việc cho đến khâu đánh giá chất lượng công việc... Bên cạnh đó trong quá trình cung cấp dịch vụ nhân sự thuê ngoài, các đơn vị này còn tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn nữa bằng cách tư vấn và hỗ trợ các khách hàng trong nhiều vấn đề khác như tư vấn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đánh giá nhân sự….

Lương và chế độ lao động, cũng như thuế, bảo hiểm luôn được xem là những vấn đề phức tạp và luôn biến động. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm kiếm các đối tác thật sự am hiểu về thủ tục hành chánh trong nước, có quan hệ mật thiết với các cơ quan chính quyền liên quan đến việc tính lương như Sở Lao động, cơ quan Bảo hiểm Xã hội, bào hiểm y tế .v.v. Ngoài ra, các đối tác cung cấp dịch vụ cũng cần phải có đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng như hệ thống phần mềm, hệ thống Server, hệ thống bảo mật thông tin, cũng như các trang web cho phép tải các nguồn tài nguyên có liên quan…

Tóm lại, trong tình hình hiện nay tại Việt Nam, việc sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài (HR Outsourcing) là chính sách mà các doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn, việc này không những góp phần giúp bộ máy quản lý nhân sự tinh giản và năng động hơn với mức chi phí hợp lý và rủi ro được giảm thiểu. Giờ đây các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian hơn tập trung cho việc hoạch định các chiến lược phát triển bộ máy nguồn nhân lực của tổ chức, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.
Kỷ Yếu Ngày Nhân Sự Việt Nam - Vietnam HRDay 
Bộ phận tư vấn tiền lương - NhanViet Management Group (NVM Group)
* Bản quyền Tài liệu này thuộc về NhanViet Management Group (NVM Group). Mọi sự sao chép và sử dụng những thông tin trong bài viết này cần được sự chấp thuận bằng văn bản từ NhanViet Management Group (NVM Group).

Nhân Viên Mới st

Cái Tâm là gốc của thành công

Trong chúng ta ai cũng có một công việc trước hết để kiếm sống, sau là làm giàu. Có người thành công, có người thất bại. Có người rất hài lòng, có người bất mãn, có người coi đó chỉ là một bước tạm thời trong lúc “quá độ”. Và ai cũng mong muốn sẽ thành công. Nhưng mọi người đã làm việc ra sao? Kết quả thế nào?

"Thiện căn ở tại lòng ta 
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài." - Nguyễn Du

Cuộc sống có những quy luật không thể đi ngược lại. Thực tế đã chứng minh ông trời chẳng cho không ai cái gì. Ta được cái này thì mất cái khác, đúng với những công sức, tâm huyết mình bỏ ra.

Người làm công bình thường (lương “ba cọc ba đồng”) thì ít lo nghĩ, có thời gian tận hưởng cuộc sống. Chỉ vất vả lúc chưa xong việc thôi, cứ hết giờ làm là thoải mái vô tư. Tài năng và công sức cống hiến tới đâu hưởng tới đó. Vận mệnh của công ty đã có “sếp” chịu trách nhiệm, mình cứ lương thưởng đầy đủ là êm ru. Còn các ông chủ thì chẳng bao giờ có khái niệm hết giờ, xong việc hay nghỉ ngơi thực sự. Nhìn họ bình thản vẻ bề ngoài thôi, trong đầu bề bộn lo toan và công việc. Ai đã từng trải qua mới hiểu việc đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới ra thị trường, rồi phát triển thành một thương hiệu mạnh nó “xương” như thế nào. Những người thành công quả là đáng khâm phục, họ phải đổ bao nhiêu công sức, thời gian, trí tuệ, tiền của mới có được thành quả mà mọi người nhìn thấy. Và họ luôn thèm cái cảm giác “như bác nông dân cày xong thửa ruộng”, được ăn thấy ngon miệng, ngủ ngon giấc, đầu óc không phải phân tán, ưu tư. Làm gì cũng có cái giá của nó là thế đấy.

Khi chúng ta chọn cho mình con đường tương lai không cần phải cố “đua” theo một trào lưu nào, hãy để cuộc đời cho công việc mình yêu thích và có khả năng thực sự, để bạn có niềm đam mê, thấy mình đã quyết định đúng, nếu thất bại cũng không hối hận. Và trước hết phải có tâm, có đức, có lòng nhiệt huyết, có trách nhiệm thì việc gì cũng mang lại thành công. Không phải ai cũng tìm được đúng ngành học, đúng hướng đi ngay từ đầu. Bạn cứ hoàn toàn tự tin chuyển đổi sang việc khác phù hợp với mình hơn. Chẳng có nhẽ gì mà chỉ mấy năm học đại học là quyết định cả cuộc đời (những sáu, bảy chục năm sau đó) phải “theo nghề”. Hiện nay số người làm không đúng ngành học ban đầu và đã thành công rất nhiều, người ta vẫn có câu “tay trái to hơn tay phải” mà!

Nếu bạn trẻ nào chọn con đường làm chủ thì hãy xác định đó là cả một quá trình vất vả, gian nan, đã đam mê rồi thì quyết đầu tư tới cùng, phải kiên trì làm bằng được. Nếu chọn con đường trở thành một người làm công thì dù ở đâu cũng hãy vận dụng hết tài năng, tâm huyết, để trở thành “cây cổ thụ” trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Cả hai lựa chọn trên đều có cơ hội thành công và thất bại như nhau.

Mỗi người có một sự nghiệp riêng, làm công hay làm chủ cũng vậy, quan trọng là ai sẽ thành công? Cho dù làm gì cũng chỉ là một “con đường” mà bạn lựa chọn, không có con đường nào tốt hơn, vấn đề là ai sẽ đi tới đích?

Thành đạt không quan trọng là bạn làm thuê hay làm chủ. Theo tôi, trả lời được những câu hỏi dưới đây là ổn rồi:

(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?

Các cụ ta vẫn nói “có đức mặc sức mà ăn”, càng ngày tôi càng thấy câu nói đơn giản này có ý nghĩa to lớn, đúng đắn và sâu sắc. Hơn bao giờ hết, câu nói này rất phù hợp và cần được nêu cao trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với những bạn trẻ đang xây dựng sự nghiệp tương lai, bằng con đường nào cũng vậy. Nhớ nhé bạn trẻ, cái tâm, cái đức chính là nền tảng cho mọi thành công đích thực.

Những câu chuyện cuộc sống ..

Câu chuyện thứ 1:
Tokyo 1 ngày mưa ảm đảm. Bạn đứng trước cổng soát vé, uể oải chờ mọi người di chuyển đến 1 địa điểm kiến tập mới. Có đâu 1 thanh niên dáng vẻ lén lút nhìn ngó quanh quất. Người thanh niên trẻ sau đó đi sát vào 1 người phụ nữ và nhanh chóng qua cổng soát vé. Ah đá tàu. Cái này hiểu sơ sơ, khi qua cổng soát vé, bằng cách nào đó mà người thanh niên đó che được mắt thần, máy sẽ hiểu người thanh niên đó là hành lý của người phụ nữ đi trước. Xui cho người thanh niên trẻ đó là có 3,4 người mặc thường phục áp sát anh ta và dồn anh ta 1 góc. Có đôi co, quyển sổ passport bìa xanh lôi ra, lại 1 người Việt Nam nữa. 3,4 người đàn ông thái độ lạnh lùng và kéo người thanh niên trẻ vào văn phòng ga...

Câu chuyện thứ 2:
Đây là câu chuyện của 1 chị gái, chị có 2 con, là giáo viên mầm non ở 1 tỉnh lẻ Việt Nam. CHị nghe lời môi giới mà sang đây, với 1 mức lương ko tin nổi:  20, 30 man quy đổi ra tiền Việt là 60 triệu. Sang tháng đầu chị không kiếm nổi việc làm thêm mặc dù công ty môi giới đã hứa hẹn. Chị khóc vì nhớ nhà, vị món nợ treo lơ lửng trên đầu, vì thái độ lạnh lùng và lợi dụng của những người Việt xung quanh. 1 tháng trôi qua ko có việc, chị đi vất vưởng trên đường, vừa đi vừa khóc. Cũng may là chị cuối cùng cũng kiếm dc việc, với người ko biết tiếng thì chỉ có thể kiếm dc công việc lương tầm 700 800 yên 1 h tức là khoảng gần 200 nghìn tiền Việt Nam. Mà dù nặng nhọc thì cũng mật ít, ruồi nhiều với số lượng người nhập cư càng ngày càng lớn....Vậy nhưng để kiếm tiền trả món nợ kia, bạn tính sơ sơ thế này: đi theo diện visa du học nghĩa là phải học. Mỗi tháng mất 6 man tiền tháng, 2 man tiền thuê nhà, 2 man tiền ăn, vậy là để có tiền trả được nợ chứ chưa mong lãi, mỗi tháng chị phải kiếm được 14 man....Mới đây trường chị gọi tất cả đám học sinh Việt lên, yêu cầu trả lại đồ ăn cắp siêu thị : là trứng, lá cá...là sữa, chỉ đích danh người cầm đầu. Hình ảnh người Việt nó cứ xấu xí dần đi...

Câu chuyện thứ 3: 
Bạn của bạn, cùng học đại học với bạn nhắn tin báo sẽ đi Tokyo. "Tớ đi du học" - rất ngắn gọn và tự hào. Công việc của bạn, nếu gọi là có thì thời điểm này chắc là chưa, nhưng bảo ko thể thì ko đúng. Vậy mà vứt tất cả, bạn ấy đi "du học". Đi với sự ghen tỵ và ngưỡng mộ của những người khác. "Uh thì du học" bạn chỉ cười thôi. Bạn ấy hỏi cần mang gì và sang đấy phải chuẩn bị gì:

- Chuẩn bị để không thay đổi.

Bạn ấy ko hiểu hoặc cũng chả muốn nghe lời bạn nói. Nhưng giờ có lẽ bạn ấy cũng sớm nhận ra thôi. Sang bên này kiếm tiền có khó không? Bạn trả lời: theo cách nào? Cứ tưởng tượng nhé, đây là thiên đường của ăn trộm. Bạn đi trên tàu điện có thể khoắng được 1 đống Iphone5, Ipad ví và các đồ giá trị khác. Bên này Iphone 5 giống 1100i ở nhà. Người ta dắt sau túi quần như biếu không ấy mà. Vào siêu thị ko cửa từ, ko có chuyện gửi đồ trước khi vào ở siêu thị Nhật. Vừa đi vừa tu nước ừng ực có khi nó cũng chả biết nước ở siêu thị hay là ngoài mang vào. Vậy là với khoản tiền ở câu chuyện thứ 2 bạn nhắc đến và khoản tiền có thể dễ dàng kiếm dc ở câu chuyện này, bạn có tự tin mình không thay đổi. 

Vậy là những người kiếm 60 triệu có thật không? Có chứ, với điều kiện bạn biết và thành thạo tiếng. Bạn có thể kiếm dc nhiều hơn còn nếu chập chững sang, sống nổi là may lắm rồi. Vậy 1 người nào đó mới sang, ko biết tiếng thì tiền đó thế nào :D 100 trường hợp, 70 trường hợp bạn có thể hiểu từ đâu. Cực khổ thế nào, đắng cay thế nào cũng phải cố post mấy cái ảnh cầm iphone 5 lòe mọi người, kéo theo 1 thế hệ những người tưởng tượng tiếp theo. 

Cá biệt có những công ty môi giới, họ hứa sang có việc làm thêm. Có đấy, nhưng chỉ cho làm có 1,2 tháng sau đó họ đuổi bạn đi và cái chỗ đó để dành lừa tiếp những người đàn em của bạn. 

Thế là để sống và tồn tại bên này, người ta lại lừa nhau, những người Việt lại lừa người Việt. Bắt đầu từ những việc cò con như lợi dụng miếng ăn, cho tới việc ăn hoa hồng tiền giới thiệu việc làm, đủ lằng nhằng những kiểu lừa nhau sau đó.

Trờ lại câu chuyện của chị gái thứ 2. Chị đã quá mệt mỏi, đêm nào cũng khóc, mệt lả vì bê hàng, chị bảo với bạn:

- Chị sẽ không làm việc phi pháp đâu nhưng e kiếm cho chị một người Nhật nào đó, chị cặp bồ cũng được...

- Ặc, e lấy đâu ra chị...

Mới nghe đâu em họ chị ấy, mặc dù chị ấy cũng khuyên hết nước hết cái nhưng cũng chuẩn bị "du học Nhật"...

Cuối cùng để kết thúc, bạn muốn hỏi thái độ của người viết với những người này như thế nào. Chuyện đi tàu trốn, bạn ko chấp nhận được đúng ko? Nhưng hiểu thế nào đây, để có những công việc đơn giản thế phải di chuyển xa. Tiền vé cả đi cả về rơi vào tầm 2500 yên, bằng 3 giờ làm thêm cật lưc. Và đừng mong là sau 2 năm tiếng Nhật sẽ lên vùn vụt như mơ ước khi còn ở Việt Nam nhé. Không có thời gian để thở chứ đừng nói là học. Và thường sau 2 năm, một là bạn sẽ trốn ra ngoài, 2 là về được, số có thể bám trụ học đại học, cao đẳng ở đây là số người quyết tâm cực lớn và nói trắng ra là số có tiền từ gia đình. 

Vậy là cái đám xấu xa đó, vẫn tiếp tục đi lừa đảo mọi người bằng những thứ hoa mĩ đó...""

Nghe có vẻ cay đắng thay, bạn bè mình cũng có nhiều người du học, đi làm ở nước ngoài.. rào cản ngôn ngữ là rất lớn, sống chưa bao giờ là đơn giản cả. 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Đừng để ai nói bạn phải làm gì trước tuổi 22, hay 23, hay 50

Mỗi con người, sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, thì không thể giống nhau ở mọi hành động, suy nghĩ, điều người ta cần làm và nên làm cũng không thể giống nhau. Có chăng, có thể là ... chỉ cần đọc và cười. Cũng giống như nếu luôn luôn cho rằng chúng ta không thể bay, không có ai nghĩ và làm khác đi thì chẳng thể nào có những chiếc máy bay ra đời ...


Dạo trước tôi hay hứng thú với những bài viết có tựa đề theo công thức “Những điều cần làm trước năm XYZ tuổi.” Kiểu như lúc ấy tôi vẫn còn nhỏ nên thấy rất hồ hởi, cứ ghim trong đầu bảo người ta nói đúng, nói hay; đến năm đó phải ráng làm những chuyện đó. Nhưng thời gian cứ ập vào mặt, đi qua một cơ số tuổi thì nhận ra những bài viết như thế, nó có thể hay với một vài người; nhưng với một vài người khác, nó không có giá trị nhiều lắm.

Sáng nay tôi đọc một bài viết về những điều cần làm trước tuổi 22. Quá nửa những điều được liệt kê trong ấy, đọc qua thì nghe sướng tai, ngẫm lại thì thấy cũng không sướng mấy. Chẳng hạn như điều số 1: có người yêu trước năm 22 tuổi. Lí do: qua 22 thì bắt đầu trưởng thành và biết tính toán; thế nên hãy yêu khi chưa biết toan tính, sẽ “thú vị và trải nghiệm hơn rất nhiều.” Tôi đọc mà mướt mồ hôi. Nói như tác giả bài này (không rõ bao nhiêu tuổi), nghĩa là từ bây giờ trở đi tôi không nên yêu nữa; vì đã không còn “thú vị và trải nghiệm” như xưa.

Bạn à, có hai điều vô lý ở đây. Nếu bạn gặp một ai đó mà mãi đến tận 22 tuổi họ vẫn chưa có người yêu, bạn có đến và nói với họ, “Thế là từ giờ mày chả yêu thú vị được nữa?” Họ đã sống 22 năm của cuộc đời, như họ muốn và như số phận của họ muốn, và thế là đủ. Điều vô lý thứ 2, tình yêu sau 22 tuổi, tình yêu sau 23 tuổi, tình yêu sau 24 tuổi, tình yêu sau 50 tuổi; nó ra sao là nằm ở trái tim bạn, không nằm ở những nếp nhăn trên trán và trong não bạn. Số tuổi thuộc về thời gian, nhưng cuộc đời nằm trong tay mình. Bạn chưa đến 22 tuổi; nhưng có một bài báo lại nói, “Qua 22 thì chán lắm đấy, yêu chả còn thú vị như xưa”; vậy mà bạn cũng để nó cuốn trái tim bạn theo ư? Không, phải nghênh mặt lên mà hỏi lại nó, “Qua 22 tuổi tình yêu của tôi vẫn sẽ hay ho lắm đấy, thách nhau à?” Bạn sẽ không nói với người bạn yêu sau 22 tuổi, “Này, anh chẳng yêu em như anh yêu cô bé hồi 18 đâu”, và cũng không hề mong người ta sẽ nói với mình như thế. Đừng để ai định nghĩa cuộc đời mình, nhất là định nghĩa tương lai của chính mình.

Đến điều thứ 3 trong bài báo đó thì tôi còn mắc cười hơn. Thử hình xăm, thử đi bar, thử uống rượu; nhằm mục đích “nổi loạn có lí trí.” Tôi biết có những người cả đời không hút thuốc, không xăm hình, không rượu chè (một hai li xã giao công việc thì có). Lí do: họ không thích. Và hãy để yên cho sự không thích của họ nằm đó. Họ chẳng phải thử thứ gì trước 22 hay 23 cả. Mẹ tôi đến bây giờ vẫn nói tại sao con gái lớn rồi mà chưa chịu xỏ khuyên tai. Tôi không thích, vậy thôi. Giả sử, gia đình bạn không khá giả lắm, bố mẹ bạn làm việc hết sức vất vả để bạn có thể tiếp tục đi học, nhưng bạn lại đòi đủ tiền đi bar, uống rượu, ... "nổi loạn có lí trí"... sau đó bạn sẽ cảm thấy thế nào ?? nếu khoản tiền đi bar uống rượu đó được để dành lại cho một công việc khác, thì sao ? tại sao cần phải đi bar uống rượu ? 

Tôi lấy hai ví dụ đơn giản như thế. Bài báo không nói sai; bạn nên sống cho thật đầy. Nhưng định nghĩa tuổi tác là một điều, xin lỗi, ngu ngốc. Bạn không thể kẻ một lằn ranh cho mình, ngay tại mốc 22 tuổi, và trong tiềm thức tự nhủ rằng bước qua đây là cuộc vui sẽ tàn. Thực sự cuộc sống của bạn còn kéo dài đến hơn 23 tuổi, 50 tuổi, 80 tuổi và thậm chí là hơn cả con số đó. Chỉ cần bạn sống ngay thời điểm hiện tại với tất cả những gì bạn có thể, với điều bạn muốn và điều bạn cần, với quyền lợi và trách nhiệm; thì tôi nghĩ bạn sẽ không có gì để hối tiếc đâu.

Đôi khi bạn sẽ gặp một số bài viết nói về những điều người ta hối tiếc vì đã không làm khi còn trẻ. Các bạn đừng nhầm những bài viết đó với những bài viết kiểu “Những điều cần làm trước…” Một thứ nói về quá khứ, và đúng, quá khứ là những bài học để ta nắm lấy. Nhưng chẳng có bài học nào đến từ tương lai, nhất là tương lai của bạn nhưng do người khác tưởng tượng.

Điều số 7 trong bài viết đó là “Shopping thả dàn để lấp tủ đồ”, nhưng xin lỗi, tôi biết có những người không hề thích shopping, và một số người khác lại quá nghèo để shopping. Tương tự, điều số 11 là “Một công việc kinh doanh riêng.” À, nếu bạn không thích kinh doanh và quá bận rộn để sáng tác hay đi tình nguyện hay ở nhà luyện game online; tuổi trẻ của bạn thế là đi đứt. Trong bài viết đó hiện lên một thứ tuổi trẻ được cung cấp riêng cho một vài cá nhân đầy đủ về mặt vật chất và hoàn cảnh gia đình không quá tệ. Bạn có điều kiện để làm, có sở thích để làm, nhưng trong một xã hội mấy tỉ người như hiện nay, không phải ai cũng làm. 

Hãy nghĩ đến một trường hợp mà tôi nhìn thấy rất nhiều ở xứ Mỹ này: một bạn trẻ nhà không giàu lắm, nhưng muốn đi du học; qua đây thì bạn ấy phải đi làm thêm để bớt gánh nặng cho bố mẹ. Bạn ấy không có thời gian đi phượt, không có tiền để nhét đầy tủ quần áo, cơ sở kinh doanh riêng là chuyện trên trời; và việc làm thêm của bạn ấy không phải là thứ làm thêm họa mộng ảo lệ miêu tả trong bài viết; đó là những công việc nặng nhọc thực sự với tất cả những bóc lột, những vị khách điên khùng và những đêm nhức mỏi. Trở về nhà chỉ muốn nằm thẳng cẳng ra, và ngủ, vâng, tất cả những điều bạn ấy muốn chỉ là được ngủ - có khi còn ước mơ được ngủ đủ 6 tiếng chứ không phải là shopping thả dàn hay đi bar uống rượu. Bản thân là một người có tuổi trẻ khá giống với điều được miêu tả trong bài viết kia, tôi đã từng không hiểu làm thế nào để những người như vậy tận hưởng cuộc sống. Thế là tôi hỏi một người chị thân thiết ở đây, với hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, “Có bao giờ chị hối tiếc vì đã đi du học?” Chị ấy trả lời, “Chưa bao giờ.”

Hôm trước tôi có đọc một bài báo tên đại loại như "lương 4 triệu vẫn sống khỏe tại thành phố" trong đó, tác giả liệt kê ra là có 2 triệu trong đó để dành và gửi về cho mẹ, và số chi tiêu hàng tháng bao gồm tiền ăn, tiền nhà, tiền đi lại, ... gói trọn trong 2 triệu còn lại. Cụ thể hơn, bạn đó có 20.000 VNĐ tiền ăn cho 1 ngày và thức ăn chủ yếu là dưa cà, lạc... Tôi cũng có đọc những comment bên dưới bài báo. Có người cho rằng tác giả bài viết chỉ là đang tồn tại chứ không phải là đang sống, nhỡ có ốm đau thì vào bệnh viện cũng không dám bỏ tiền mua thuốc... Tôi nói thật sự, có lẽ chủ nhân của những comment đó, đã không sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh của tác giả bài viết. Hoàn cảnh nó sẽ tạo nên con người với tất cả sức mạnh và ý chí. Cách đây mấy chục năm, đất nước còn nghèo, nhà nhà ăn cơm độn khoai, độn bo bo, dưa cà, lạc, ... sữa là một món đồ chỉ ở trong ước mơ của nhiều người.. nhưng người ta vẫn sống, vẫn khỏe và không nhiều người bị ung thư, bị mỡ máu, bị gout,... như bây giờ. Với những người như vậy thì việc đi bar, uống rượu chắc sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng họ có vui không? họ có cảm thấy hạnh phúc hay không ?... chắc chắn là vẫn có. Những bạn đã và đang sống theo kiểu “Những điều cần làm trước…” có vui không, chắc chắn cũng có. 

Tôi chỉ nhắc đến một bài viết, vì một bài này đã đủ đại diện cho một tập hợp những bài gần gần như thế: một list những điều cần làm trước XYZ tuổi, do một người nào đó viết ra, đề nghị bạn làm theo nhưng hoàn toàn không biết bạn là ai, bạn được sinh ra ở đâu, lớn lên thế nào, thích gì và đau khổ vì điều gì. Nếu có một người thân hoặc một người bạn đưa ra lời khuyên, bạn có thể lắng nghe họ, vì họ biết bạn là ai. Điều này cũng giống như gia sư vậy, bằng tuổi vẫn giúp được nhau. Còn những bài viết thế này không khác gì giáo dục đại trà, trong giảng đường gồm một giáo sư và hàng trăm sinh viên. Nhưng khi bạn đi học, những người giảng dạy đều đã tốt nghiệp bậc cao hơn bạn, hoặc có điểm số tốt. Thế mà họ cũng chỉ dạy bạn những kiến thức ít nhiều đã được chứng minh và đảm bảo. Tôi còn nhớ, một giáo viên của tôi đã nói, "mọi thứ chỉ có tính chất tương đối". Còn bây giờ, một ai đó ngang hàng phải lứa đang dạy bạn theo kiểu giáo dục đại trà về cuộc đời rộng lớn cơ đấy.

Bạn à, ngay cả y học với những số liệu chính xác của nó cũng chỉ dám đưa ra lời khuyên, “NÊN có con trước 35 tuổi” sau 35 tuổi bạn tốt nhất là không nên có con vì điều này điều nọ điều kia ..., hà cớ gì một vài bài viết lại dám định nghĩa tuổi trẻ của bạn vào danh sách “CẦN.” ?

Bạn hãy tự viết nó đi, về nhà, lấy một tờ giấy, viết ra những gì chính bạn muốn, bởi vì, khác với thứ tuổi trẻ “limited edition” được miêu tả trên kia, tuổi trẻ của đất trời miễn phí cho tất cả mọi người. Đừng mất quá nhiều thời gian trên các mạng xã hội để đọc những điều người khác chia sẻ, xong rồi lại ngồi tức và tiếc rồi bắt mình làm theo những thứ có thể chả ích gì cho bạn.

Nhân Viên Mới viết cùng Rio Lâm

3 giải pháp thúc đẩy tinh thần làm việc của ứng viên


Có rất nhiều lý do khiến cho một nhân viên có chủ động trong công việc như: sự đam mê nghề nghiệp, lòng tự hào đối với nghề nghiệp, do môi trường, do văn hóa,...  hoặc do tính cách. Tuy nhiên, việc đánh giá các yếu tố đó nơi ứng viên không dễ dàng. Càng không dễ dàng hơn nữa nếu muốn xây dựng một đội ngũ tòan những nhân viên có tinh thần làm việc như vậy. Đó là chưa nói tới việc bất ổn định của chúng.
Có một đội ngũ nhân viên làm việc với tinh thần như một người chủ (hay làm việc chủ động), luôn luôn là niềm mơ ước của hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thế nhưng, kiếm được một nhân viên làm việc với tinh thần như vậy đã là rất khó, còn tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên làm việc như vậy thì khó khăn gấp bội lần.
Tuy vậy, việc xây dựng tập thể nhân viên của doanh nghiệp mình từ những người làm vịệc thụ động trở thành một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động lại là việc hòan tòan có thể, nếu thực sự lãnh đạo doanh nghiệp muốn điều đó. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua công tác đào tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp. Giải pháp tổng thể cho vấn đề này đã được tôi trình bày trong bài viết "Giải pháp xây dựng một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động". Ở đây tôi xin trình bày chi tiết hơn về giải pháp để giúp cho mỗi nhân viên có được sự chủ động trong công việc.
Một nhân viên sẽ làm việc một cách chủ động nếu anh ta là người có trách nhiệm đối với công việc. Nếu một người đáp ứng được đầy đủ 3 yêu cầu sau đây thì người đó chắc chắn sẽ là một người có trách nhiệm với công việc do đó sẽ chủ động trong công việc:
  • - Yêu cầu thứ nhất là: Có trách nhiệm đối với bản thân.
  • Yêu cầu thứ hai là: Có ý thức làm chủ trong công việc
  • Yêu cầu thứ ba là: Có lòng tự trọng
1. Có trách nhiệm đối với bản thân.
Người có trách nhiệm đối với bản thân là người luôn có ý thức hành động vì lợi ích của bản thân, bảo vệ lợi ích của bản thân. Lợi ích của bản thân không đơn giản chỉ là lợi ích vật chất, danh tiếng hay quyền lực mà nó rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm cả lợi ích về tài chính, về thể chất, về trí tuệ và tinh thần. Người có trách nhiệm với bản thân luôn luôn bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của mình về cả 4 lĩnh vực sau: Sức khỏe tài chính, sức khỏe thể chất, sức khỏe trí tuệ và sức khỏe tinh thần. Trong đó lấy việc bảo vệ sức khỏe tinh thần làm nòng cốt. Lẽ dĩ nhiên để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình thì ta cần phải bảo vệ các mối quan hệ và bảo vệ môi trường sống xung quanh ta (bao gồm cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội).
Khi phải lựa chọn các phương án khác nhau, người có trách nhiệm với bản thân thường có xu hướng lựa chọn các phương án dựa trên điều có lợi cho bản thân nhất, thường ưu tiên những lợi ích lâu dài hơn là trước mắt.
Người có trách nhiệm với bản thân biết rõ cuộc đời mình như thế nào là do lựa chọn của chính mình chứ không phải do hòan cảnh hay người khác.Anh ta không bao giờ đổ thừa cho hòan cảnh, cho môi trường hay cho người khác. Hòan cảnh có thể giới hạn cuộc đời mình chứ không quyết định cuộc đời mình. Chính vì vậy, anh ta luôn có xu hướng tích cực, vượt lên hòan cảnh. Đối với anh ta thì không có gì gọi là khó khăn trở ngại mà chỉ có những vấn đề cần phải giải quyết mà thôi.
Người có trách nhiệm với bản thân luôn biết rõ mình muốn gì ở tương lai và nắm lấy trách nhiệm làm cho điều đó xảy ra.
Người có trách nhiệm với bản thân luôn luôn có tinh thần học hỏi và xu hướng phát triển bản thân chứ không dừng lại và tự mãn với ở những gì mình đang có
Trái ngược với người có trách nhiệm với bản thân là người vô trách nhịệm với bản thân. Người này không bào giờ nhận trách nhiệm về mình mà luôn kêu ca, đổ thừa cho hòan cảnh, cho người khác. Cuộc đời là của mình, nhưng người này không bao giờ nhận trách nhiệm hành động làm cho nó xảy ra mà chỉ có mơ mộng và trông chờ vào hòan cảnh, vào may rủi. Những hành động của người này không xúât phát từ lợi ích của chính mình mà phần lớn là bị thúc đẩy bởi cảm xúc, bởi xu hướng nâng cao cảm nhận về giá trị của bản thân. Trong trường hợp hành động vì lợi ích của mình thì lại thiên về những lợi ích cấp thấp như vật chất, hoặc những lợi ích trước mắt, thiển cận. Đối với những khó khăn, trở ngại người vô trách nhiệm với bản thân thường có xu hướng lẩn tránh việc giải quyết, tư tưởng ngại khó, tư duy chủ bại. Người vô trách nhiệm với bản thân thường có xu hướng tự làm tổn thương mình và làm tổn thương người khác. Với một người vô trách nhiệm với bản thân thì thường khó có thể có trách nhiệm đối với công việc được.
2. Có ý thức làm chủ trong công việc
Khi một người vào làm việc trong một doanh nghiệp, tổ chức thì thực sự không phải anh ta làm thuê cho người chủ. Không phải là người chủ trả tiền cho nhân viên của mình. Thực chất đây là một sự hợp tác. Người chủ tạo ra môi trường làm việc và nhận lãnh trách nhiệm bảo hiểm thu nhập cho các nhân viên. Trong môi trường đó, các nhân viên bỏ sức, bỏ chất xám của mình ra hợp tác cùng nhau để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiền thu được từ khách hành sẽ được dùng để chi trả cho phần đóng góp của mỗi bên. Như vậy ở đây chính khách hàng mới là người trả công cho mỗi nhân viên chứ không phải là người chủ doanh nghiệp.
Mặt khác, chúng ta hãy coi các cầu thủ bóng đá quốc tế, dù đang đá ở đâu, một câu lạc bộ vô danh, hay một câu lạc bộ nổi tiếng thế giới? Dù được đãi ngộ công bằng hay không công bằng? dù có mâu thuẫn hay ăn ý với ban lãnh đạo, với Huấn luyện viên? Nhưng một khi ra sân là họ sẽ đá hết mình theo đúng ý đồ của Huấn luyên viên.
Lý do vì sao vậy?
Vì họ ý thức rất rõ ràng họ đá bóng là vì họ, vì màu cờ sắc áo đội bóng của họ. Nếu họ đá dở thì người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là bản thân họ. Cũng vậy, người nhân viên có ý thức làm chủ biết rõ rằng, họ làm việc là vì bản thân họ. Nếu họ làm việc ở một công ty thành công thì họ sẽ nhận được hình ảnh của sự thành công. Và ngược lại, nếu họ làm việc ở một công ty thất bại, họ sẽ bị lây hình ảnh cỉa sự thất bại Nhưng vậy, nếu họ làm viẹc kém chất lượng thì họ chính là người chịu thiệt thòi. Chính vì vậy họ sẽ luôn hết mình vì công việc, không vì đãi ngộ không xứng đáng hay do những mâu thuẫn với cấp trên mà họ làm việc không hết mình. Họ có thể ra đi nếu không hài lòng, nhưng nếu ở lại họ sẽ hết mình trong công việc.
Ngược lại với ý thức làm chủ trong công việc là tâm lý làm thuê. Với người có tâm lý làm thuê thì họ không nghĩ rằng mình làm việc cho mình mà là làm việc cho ông chủ công ty, ông chủ công ty là người trả lương cho mình, vì vậy họ chỉ cần tìm cách làm sao để nhận được phần tiền mình muốn nhận từ ông chủ một cách nhiều nhất. Còn đối với công việc thì đó là việc của ông chủ, không phải việc của mình, không liên quan đến mình, bị ép làm thì làm không bị ép thì thôi.Họ phân định rõ công ty là công ty, mình là mình. Cong ty có như thế nào cũng chả ảnh hưởng đến mình, không làm ở nơi này thì làm nơi khác. Họ không biết rằng dù họ chấp nhận hay không chấp nhận thì hình ảnh của những Doanh nghịêp mà họ đã làm việc qua sẽ vẽ lên một phẩn hình ảnh của họ trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu hình ảnh doanh nghiệp đẹp thì phần hình ảnh đó trong hồ sơ của họ cũng đẹp và ngược lại, nếu hình ảnh doanh nghiệp xấu thì phần hình ảnh đó trong hồ sơ của họ cũng xấu.
Chính vì lẽ đó, người có ý thức làm chủ trong công việc sẽ luôn luôn hết mình trong công vịệc
3. Có lòng tự trọng
Người có lòng tự trọng là người tự mình tôn trọng mình, tức là thấy được giá trị của chính mình. Con người ta ai cũng có những mặt mạnh và mặt yếu khác nhau, không có ai thập tòan thập mỹ cả. Người có lòng tự trọng nhận ra rằng mỗi người là một thực thể cá biệt không ai giống ai và cũng không ai có giá trị hơn ai cả. Người có lòng tự trọng thường hành động theo những giá trị mà họ bảo vệ, và họ thường chỉ làm những việc lợi mình, lợi người mà không thể làm những việc hại mình, hại người được. 
Người có lòng tự trọng không cho mình có cơ hội để xem thừong mình và cũng không cho người khác cơ cơ hội để xem thường mình bằng cách luôn hòan thiện mình, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác.......Vì thế đi liền với lòng tự trọng là sự liêm khiết, chính trực... Người có lòng tự trọng một khi nhận việc thì họ thường tự giác giữ đúng cam kết của mình khi phỏng vấn tuyển dụng và thường là những người hết mình trong công việc.
Ngừơi thường lấy điểm yếu của mình đem so sánh với điểm mạnh của người khác để mà tự ti, đau khổ, hoặc lấy điểm mạnh của mình đem so sánh với điểm yếu của người khác để mà tự cao, sung sướng. Tất cả những trường hợp đó đều là dấu hiệu của việc thiếu lòng tự trọng. Người thiếu lòng tự trọng thường hành động theo sự thúc đẩy bởi cảm xúc, bởi cái TÔI và khi có điều kiện thì không có việc gì hại mình, hại người mà họ không dám làm.
Người không có lòng tự trọng thường cho mình có cơ hội để xem thừơng mình và cũng thường cho người khác có cơ hội để xem thường mình. Họ thường bảo vệ giá trị của mình bằng áp lực, bằng sự tức giận hay vũ lực. Họ không có nhu cầu hòan thiện mình, và cũng thường không giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác.......Vì thế đi liền với việc không có lòng tự trọng là sự tham lam, xảo trá... Chính vì vậy người thíếu lòng tự trọng khi nhận việc thì họ thường không tự giác giữ đúng cam kết của mình khi phỏng vấn tuyển dụng và thường là những người không hết mình trong công việc.

Tóm lại nếu một nhân viên có đầy đủ 3 yếu tố nói trên thì chắc chắn họ sẽ là một người có trách nhiệm, chủ động và hết mình trong công việc. Trong thực tế, một cách tự nhiên muốn tìm được một người đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn nói trên là một điều không dễ dàng. Nhưng thông qua đào tạo, ta hòan tòan có thể giúp các nhân viên có được 3 phẩm chất đó. Điều đó có nghĩa là khi ta giúp cho người nhân viên có được 3 phẩm chất nói trên thì khi đó ta đã giúp cho nhân viên của mình có sự chủ động trong công việc.
Vấn đề là làm thế nào để giúp cho nhân viên của mình có được 3 phẩm chất nói trên?
Dưới đây tôi xin trình bày giải pháp cho từng trường hợp như sau.
Giải pháp giúp nhân viên có trách nhiệm đối với bản thân.
Cách tốt nhất để giúp cho một nhân viên có trách nhiệm đối với bản thân là giúp họ nhận ra được bản chất chủ động hành động (hay bản chất tự do tinh thần) của mình. Khi họ tự nhận ra được bản chất chủ động hành động của mình, họ sẽ nhận ra là mọi hành động của mình, đều là do mình lựa chọn và kết quả do những hành động đó gây ra, cũng là lựa chọn của mình, dù mình biết hay không biết điều đó. Khi đó họ bắt đầu có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, không đổ thừa cho hòan cảnh, môi trường hay người khác nữa. Họ cũng bắt đầu có trách nhiệm hơn với tương lai của mình và từ đó đi đến có trách nhiệm với công việc của mình.
Trong thực tiễn, tôi đã triển khai đào tạo để giúp học viên nhận ra trách nhiệm của mình đối với bản thân qua 2 giai đoạn như sau:
Giai đọan 1: Khám phá trách nhiệm với bản thân
Để hoàn thành giai dọan này ta phải tiến hành qua các bước như sau:
  • Bước 1: Trải nghiệm quyền chủ động hành động (quyền tự do lựa chọn sự đáp ứng) thông qua các trò chơi thực tế.
  • Bước 2: Khám phá ra quyền này trong quá trình thực hành trải nghiệm
  • Bước 3: Duy trì, bảo vệ việc sử dụng quyền chủ động hành động.
  • Bước 4: Sử dụng quyền chủ động hành động trong môi trường lớp học.
  • Bước 5: Từ bỏ quyền chủ động hành động trong môi trường lớp học ---> sau hành động từ bỏ này, học viên sẽ nhận ra rằng mình không thể nào từ bỏ sự chủ động được. Ngoài ra trong bước này học viên sẽ được yêu cầu việc từ bỏ quyền chủ động và từ đó hoc viên sẽ nhận ra là mình không thể nào bị động được, mình luôn luôn chủ động ------> Mọi hành vi của mình đều là lựa chọn của mình -------> mọi kết quả của những hành vi do mình lựa chọn cũng là lựa chọn của mình --------> Những gì xảy đến với mình đều là sự lựa chọn của mình (vì nó là kết quả của những hành vi mà mình đã tạo ra trongq úa khứ) --------> mình cần phải lựa chọn những hành động để tương lai xảy ra đúng như mong muốn của mình. ----> Có ý thức trách nhịem đối với bản thân
Giai đọan 2: Làm rõ dấu hiệu vô trách nhiệm đối với bản thân
  • - Là gì?
  • - Như thế nào?
  • - Điều gì xảy ra?
  • - Các dấu hiện
  • - Liên hệ bản thân
Kết thúc chương trình này, người nhân viên có ý thức về trách nhiệm với bản thân, xác lập mục tiêu cuộc đời và phấn đầu thực hiện..
Giải pháp giúp nhân viên có ý thức làm chủ trong công việc
Để giúp cho nhân viên có ý thức làm chủ trong công việc thì công tác hữu hiệu nhất chính là đào tạo. Nhưng cần phải đào tạo theo tinh thần chủ động, học viên là người chủ động giải quyết vấn đề, khám phá ra những tri thức mới (được đề cập ở phần trên). Khi đó họ sẽ tự động thay đổi hành vi của mình theo hường tích cực hơn.
Giải pháp giúp nhân viên có lòng tự trọng
Để giúp cho nhan viên có lòng tự trọng, chương trình đào tạo phải giúp họ khám phá ra thế nào là lòng tự trọng? những dấu hiệu và nguyên nhân của sự thiếu lòng tự trọng là gì? Sau khi đã biết nguyên nhân, tự mỗi người sẽ biết cách để khác phục sự thiếu lòng tự trọng của mình.
* Lưu ý:
Để có thể đạt mục tiêu nói trên thì các chương trình đào tạo nhân sự cần phải được thiết kế sao cho khi tham dự:
  • - Học viên phải tự mình giải quyết và khám phá vấn đề
  • - Học viên buộc phải vận động trí não để giải quyết ván đề
  • - Học viên phải tự mình giải tỏa các thắc mắc của bản thân, không ỷ lại vào giảng viên
Với những yêu cầu như vậy về chương trình, thì không phải bất cứ học viên nào khi tham dự cũng đạt được kết quả, mà kết quả chỉ đạt được khi học viên tham dự khóa học đạt được các điều kiện sau:
  • - Có nhu cầu phát triển bản thân
  • - Có tinh thần học hỏi cầu tiến
  • - Tự nguyện tham gia các khóa học
  • - Nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề của bản thân
  • - Chấp nhân làm việc một cách chủ động theo yêu cầu của lớp học
  • - Chấp nhận và tuân thủ các quy định của khóa học cùng với sự hướng dẫn của giảng viên
Bước này được xem là hòan thành khi ta xây dựng xong chương trình đào tạo nhân sự giúp đạt được các mục tiêu nói trên.
Kỷ Yếu Ngày Nhân Sự Việt Nam - Vietnam HRDay
* Tác giả: Nguyễn Đức Quý
Nhân Viên Mới st