Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tài liệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( phần 01): Đàn chuột ăn trộm dầu

Câu chuyện "Đàn chuột ăn trộm dầu"

Trong một căn nhà nọ, có 3 con chuột cùng sống chung: chuột trắng, chuột đen, chuột xám.

Một hôm, khi thấy người chủ nhà mua một bình dầu và đặt trên bàn bàn, lũ  chuột kháo nhau: “Quá tuyệt, từ nay chúng ta có thêm món mới rồi. Nhưng mà mặt bàn cao như vậy, chúng ta phải phối hợp với nhau mới được!”

Thế là 3 con chuột nhất trí rằng: chuột xám sẽ đứng lên đầu chuột đen, chuột trắng đứng trên đầu chuột xám để leo lên bàn lấy dầu. Sau đó chúng sẽ luân chuyển để con chuột nào cũng có cơ hội được ăn dầu.

Kế hoạch này diễn ra tốt đẹp, 3 con chuột đều thích món dầu béo ngậy.

Cho đến một hôm, trong lúc sơ ý, chuột xám làm đổ chiếc bình dầu, đánh “Xoảng” một tiếng rất lớn. Thế là bọn chuột hoảng sợ, nhanh chóng bỏ chạy trốn vào hang.

Khi về đến tổ, lũ chuột bắt đầu cãi nhau.Chuột trắng nói:”thật là xui xẻo, sau vụ này, chắc là chủ nhà sẽ phát hiện ra. Nhưng không phải lỗi của tôi. Tại vì chuột xám đứng không vững, làm tôi mất thăng bằng, nên chiếc bình mới bị đổ!”

Chuột xám nói”Cũng không phải lỗi tại tôi, tại vì chuột đen mất thăng bằng trước”.

Chuột đen nói “Không không, hông phải lỗi tại tôi, tại vì các anh ở trên nặng quá, lại không giữ thăng bằng tốt, nên lại càng tôi không thể đứng vững”

Cuối cùng cả 3 con chuột nhất trí “ngày mai sẽ tiếp tục ăn trộm thứ khác trên ban,và làm đúng như cách cũ,để xem là lỗi thuộc về ai”.

Hôm sau, chủ nhà mua một bình dầu mới, và lũ chuột cũng lại trèo lên trộm. Nhưng lần này, chúng chỉ muốn chứng mình là mình không gây ra lỗi. Khi thấy con chuột ở trên mất thăng bằng, con ở dưới cũng không thèm giữ lại mà chỉ muốn đứng cho thật chắc.

Chuyện gì đến cũng sẽ đến: bình dầu lại đổ  một lần nữa. Và lần này cả 3 con chuột cũng chắng vội chạy trốn, mà ở lại kiểm tra hiện trường xem xem lỗi thuộc về ai…

Ngày hôm sau, người chủ nhà đem về một con mèo, để trị bọn chuột đang lộng hành quá mức.

Thế là lũ chuột không còn ăn trộm thoải mái như trước nữa. 

Lời bình:
Trong những năm gần đây, từ “teamwork” - "kỹ năng làm việc nhóm" đã được đề cập đến khá nhiều trong các doanh nghiệp Việt cũng như các trường đại học. Nhiều người cũng biết được tầm quan trọng của nó nhưng, nó dường như chỉ dừng ở mức 1 từ được đề cập đến nhiều trong các CV xin việc chứ chưa được hiện thực hóa trong cuộc sống.  

Đa phần, khi công việc xuất hiện vấn đề khó khăn, các bộ phận không chịu tự tìm hiểu lý do mà chỉ  biết bảo vệ mình và chỉ trích bộ phận khác. Ai cũng đều tìm ra được nhiều lý do chính đáng để cho thấy mình không làm sai chuyên gì. Cuối cùng, vấn đề vẫn nằm yên một chỗ và khiến công việc dần dần đi xuống...

Có thể thấy, khi kỹ năng làm việc nhóm chưa trở thành 1 thói quen, 1 điều mà mọi người cảm thấy cần thực hiện; mọi người chưa thấy được lợi ích mà nó mang lại (đa phần mọi người chủ yếu chỉ bảo vệ bản thân, bảo vệ lợi ích nhóm nhỏ của mình - bảo vệ ý kiến cá nhân...)  thì còn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Kỹ năng làm việc nhóm không tốt, tôi xin tóm tắt lại một vài nguyên nhân chính như sau: 

1. Quá nể nang các mối quan hệ

 Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẵn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ. 

Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý

2. Phân công công việc chưa hợp lý

Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố”toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc” thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi. Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình không phải chịu trách nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai. 

3. Chưa tạo được bầu không khí thân thiện để mọi người thẳng thắn trao đổi ý kiến cá nhân

Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ_những_người_giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.

Nói tóm lại, nguyên nhân là do Kỹ năng quản lý nhân sự của các nhà quản lý chưa tốt. 

Quản lý nhân sự không chỉ là tuyển dụng, đánh giá, tính lương thưởng hay xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Luật lao động... mà còn là bố trí sử dụng hiệu quả, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy tiềm năng đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Điều này thì các doanh  nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam không chỉ thiếu mà còn rất yếu, hỏi sao kinh tế vừa khủng hoảng 1 cái, hàng nghìn doanh nghiệp đã thi nhau phá sản, dừng hoạt động hay có hoạt động cũng chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét