Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự tại Cty kinh doanh phần mềm


Bước 1. Giám đốc điều hành và Trưởng phòng chuyên môn xác định nhu cầu về nhân sự của Cty

1.1. Đánh giá nhu cầu tuyển dụng
- Nhu cầu ngắn hạn theo dự án (Theo thời gian của dự án)
- Nhu cầu trung hạn: Phát triển nguồn nhân lực tác nghiệp
- Nhu cầu dài hạn (từ 1 năm trở lên)
1.2. Thời gian tuyển dụng
- Liên tục theo tháng từ ngày 1 đến ngày 10 hàng tháng
- Tuyển dụng nhân sự cho Dự án đột xuất
1.3. Xây dựng cơ sở tuyển dụng
- Bảng mô tả công việc
- Tiêu chuẩn chức danh
- Tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật
- Kết quả phải hoàn thành của công việc
1.4. Phân cấp tuyển dụng

Bước 2. Xác định nguồn tuyển dụng
2.1. Nguồn nội bộ
- Nhân viên trong công ty tự ứng tuyển vào vị trí cần tuyển
- Ứng viên tiềm năng là Nhân viên của công ty
2.2. Nguồn bên ngoài
- Ứng viên do Nhân viên của công ty giới thiệu
- Ứng viên có thông tin đăng tải trên các trang tuyển dụng
- Ứng viên có thông tin trên các mạng xã hội (linkedin, facebook...) 
- Ứng viên ở các trường Đại học
- Ứng viên cao cấp lấy thông tin từ các công ty Tư vấn nhân sự

Bước 3. Sơ tuyển - Vòng 1
3.1. Tổng hợp các ứng viên của 2.1 và 2.2 và loại bỏ các ứng viên không thích hợp
3.2. Xét hồ sơ và loại các hồ sơ sau
- Trình bày cẩu thả, sai chính tả
- Chuyên môn của ứng viên không phù hợp với vị trí cần tuyển
- Kết quả học tập dưới mức trung bình ở bậc Đại học hoặc chỉ học ở cấp độ dưới Đại học
- Thay đổi liên tục về định hướng nghề nghiệp
- Quá độ tuổi quy định ở vị trí xác định
- Hoàn cảnh gia đình, bản thân không phù hợp với công việc
3.3. Lập danh sách các ứng viên tham gia tuyển Vòng 2 (Phỏng vấn lần 1)

Bước 4. Phỏng vấn lần 1 - Vòng 2
4.1. Chuẩn bị
- Gửi thông tin về thời gian, địa điểm và yêu cầu chung đến các ứng viên đến phỏng vấn lần 1
- Lập chương trình phỏng vấn lần 1 gồm: nhân sự, tài liệu liên quan
- Họp bàn vấn đề phỏng vấn lần 1
- Chuẩn bị bản tiêu chuẩn chức danh và mô tả chi tiết thông tin đến ứng viên
4.2.  Phỏng vấn
4.3. Lưu kết quả phỏng vấn và Ra quyết định mời Kiểm tra kỹ năng và Phỏng vấn lần 2 (Vòng 3)

Bước 5. Kiểm tra kỹ năng và Phỏng vấn lấn 2 - Vòng 3
5.1. Kiểm tra kỹ năng
- Thái độ với công việc và với cộng đồng
- Hiểu biết về Sản phẩm và Dịch vụ của ECOPRO
- Kỹ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm chuyên môn tiếng Việt
5.2. Phỏng vấn lần 2
- Các thông tin về sự hợp tác
- Các yêu cầu bổ sung

Bước 6. Tuyển chọn
6.1. Quyết định tuyển chọn ứng viên
6.2. Xác định lại nguyên tắc chọn lựa cho phù hợp
6.3. Định hình quy trình và Phương pháp lựa chọn ứng viên dựa trên cơ sở bổ sung các yếu tố
- Cung cầu nhân lực trên thị trường
- Chính sách về tiền lương, thu nhập
- Môi trường làm việc

Bước 7. Thử việc
7.1. Gửi thư mời thử việc
7.2. Ký hợp đồng thử việc 01 tháng
7.3. Giới thiệu các nội dung cần thiết cho nhân viên thử việc
- Lịch sử hình thành và phát triển của ECOPRO
- Giới thiệu văn hóa ECOPRO, các nội quy, quy định, thủ tục cần tuân thủ
- Thông báo nghĩa vụ và quyền lợi của nhân viên trong thời gian thử việc
- Giới thiệu nhân viên thử việc với các phòng ban chuyên môn
- Trao đổi với nhân viên thử việc về:
   + Bản mô tả công việc
   + Bản tiêu chuẩn chức danh
   + Bản báo cáo kết quả công việc
- Giới thiệu nhân viên sẽ kèm cặp nhân viên thử việc

Bước 8. Tuyển dụng chính thức và Ký kết hợp đồng Lao động
8.1. Thông báo kết quả tuyển dụng đến các bộ phận chuyên môn
8.2. Ký kết hợp đồng lao động

Nhân Viên Mới st Ecoprovn

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Phương pháp phỏng vấn đo lường hành vi có thật sự chính xác?

Ngày nay, nhiều công ty sử dụng phỏng vấn đo lường hành vi như một phương pháp chắc chắn để chọn ra được những người tài giỏi nhất trong hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ứng viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng. Thế nhưng vẫn có nhiều ý kiến trái ngược về phương pháp này.

Theo khoa học thống kê, không thể dựa vào một lần quan sát để đưa ra kết luận chung cho một sự vật hay một sự việc mà phỏng vấn đo lường hành vi lại xoáy sâu vào một hoàn cảnh, hay tình huống nào đó. 

Nếu vận dụng phương pháp đó, người trả lời phỏng vấn hay, chứ không phải người làm giỏi sẽ được tuyển dụng. Các câu hỏi hoặc tình huống đánh giá mẫu, kèm theo hướng dẫn cách trả lời có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng hoặc trong sách nên ứng viên chỉ cần chuẩn bị câu trả lời cho thật hay, cho dù đó không phải là kinh nghiệm của chính họ. 

Người ủng hộ phỏng vấn đo lường hành vi thì lại nghĩ rằng có thể dựa vào hành động của một người trong tình huống thực tế ở quá khứ có liên hệ với công việc ứng tuyển để ước đoán khả năng làm việc của người đó trong tương lai. Ví dụ nếu muốn tuyển một nhân viên kế toán, thì người có điểm toán cao và đã trải qua khóa học về kế toán chắc chắn được xem là sẽ làm việc tốt hơn người chỉ tốt nghiệp phổ thông. Ước đoán này có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng ở cương vị nhà tuyển dụng, ai cũng làm vậy. 

Ý kiến của chuyên gia nhân sự về ứng dụng phỏng vấn đo lường hành vi

Có khá nhiều phương pháp để đánh giá ứng viên có phù hợp với công việc tuyển dụng không và tùy theo ngành nghề mà phương pháp này cho kết quả chính xác hơn phương pháp khác. Vấn đề là nhà tuyển dụng phải hiểu rõ đặc trưng, tính chất công việc cần tuyển dụng người mới để vận dụng phương pháp lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, phần lớn các phương pháp lựa chọn đều dựa trên quan điểm quá khứ có thể giúp dự đoán tương lai. 

Hiện nay có ba phương pháp tuyển chọn được các chuyên gia nhân sự sử dụng thường xuyên là: (1) Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và kiểm tra các lời giới thiệu; (2) Làm bài kiểm tra và (3) Phỏng vấn. 

Trong phương pháp phỏng vấn lại có hai cách khác nhau là phỏng vấn bằng các câu hỏi tùy ý (hoặc còn gọi là phỏng vấn gián tiếp) và phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi (phỏng vấn trực tiếp). 

Trong phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi lại có bốn hình thức khác nhau là phỏng vấn dựa trên tình huống; phỏng vấn đo lường hành vi, phỏng vấn bằng các câu hỏi duy lý và phỏng vấn tạo áp lực. 

Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến phương pháp phỏng vấn đo lường hành vi. 

Phỏng vấn đo lường hành vi 

Đây được xem là phương pháp hữu dụng nhất, cung cấp (trên lý thuyết) cho nhà phỏng vấn rất nhiều thông tin nhờ vào các câu hỏi dựa trên thực tế. Không dễ dàng lường gạt nhà tuyển dụng bằng một câu chuyện kinh nghiệm được ứng viên tự nghĩ ra. 

Về ý kiến cho rằng do các câu hỏi mẫu và hướng dẫn trả lời sẵn có trên mạng và ứng viên có thể nói dối nhà tuyển dụng về kinh nghiệm giải quyết tình huống không phải của mình, các chuyên gia nhân sự cho rằng: 

- Nếu đã không thành thật trong cuộc phỏng vấn thì ứng viên có thể thổi phồng, thêm thắt, tô vẽ cho mình khi trả lời bất cứ câu hỏi nào chứ không nhất thiết chỉ nói dối khi trả lời câu hỏi dạng đo lường hành vi. Mặt khác, loại câu hỏi này rất khó để đối phó. Họ có thể nói dối một, hai câu đầu, nhưng ở câu hỏi thứ ba, thứ tư sự dối trá sẽ lộ ra ngay. 

- Sự tự tin có thể tạo ấn tượng tốt, nhưng tự đề cao không phải là công cụ hữu hiệu để ứng viên giành được công việc. Các nhà phỏng vấn nhiều kinh nghiệm sẽ loại những ứng viên tự đề cao mình vì một “ngôi sao” chắc chắn không thể hòa nhập tốt vào tập thể để cùng sát cánh bên nhau giải quyết các khó khăn trong công việc. 

- Cuối cùng, dù nói dối giúp ứng viên có được công việc, nhưng nó sẽ không giúp người ấy duy trì công việc đó lâu dài. Nhà quản lý sẽ phát hiện ra nhân viên mới không tài giỏi như mong đợi và người đó có thể bị sa thải sau vài tháng thử việc. 

Nói chung, phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi rất hữu hiệu trong việc lựa chọn ứng cử viên. Lý do là các câu hỏi đo lường hành vi tập trung vào thu thập thông tin cụ thể liên quan đến công việc. Vì lẽ đó, mục tiêu của các nhà phỏng vấn không còn là chọn lựa câu hỏi, mà là kiểm soát sự chủ quan của các ứng viên. Cho làm bài kiểm tra có thể là phương pháp kết hợp với phỏng vấn để loại trừ các lỗi đánh giá chủ quan của nhà phỏng vấn. Bên cạnh đó, nhiều công ty sử dụng nhiều nhà phỏng vấn cho một ứng viên cũng để loại trừ lỗi này.


Những câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng và cách trả lời phỏng vấn mẫu

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:

1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!

Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!

3. Điểm mạnh của Anh/Chị?

Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.

4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?

Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

5. Giới hạn của Anh/Chị?

Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.

6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?

Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này".

7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ?
Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại NH là gì ? 

Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: "Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét.

Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại .....Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .

Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.

8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?

Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!

9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?

Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?

Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.

11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?

Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".

12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình? 

Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.

13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?

Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.

14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần."

15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?

Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.

16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết

Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?

"Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải".

Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.

19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?

Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.

21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?

Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?

Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?

Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?

Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này? 

Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?

Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.

27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.

28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?

Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!! 

30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?

Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.

31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.

32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?

Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.

33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?

Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!

34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất? 

Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.

35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.

Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.

36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?

Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng".

37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?

Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.

38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?

Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.

39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?

Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.

40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?

Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này". Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.

41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?

Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.

42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?

"Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm").

43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?

Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.

44. Anh/Chị thường đọc gì?

Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.

45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?

Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.

46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị? 

Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.

47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?

Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?

Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.

50. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì ?

Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điẻm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là " nói nhiều". hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính " cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi...

Còn một ý kiến khác thì cho rằng "có tài có tật". Nếu bạn biết chắc nhà tuyển dụng đó thực sự hiểu và đang tìm kiếm nhân tài (như vị trí có các vị trí sáng tạo, nghiên cứu,...) cộng thêm bạn tự tin vào năng lực của mình mà ko để ý đến nhược điểm ko liên quan mấy, bạn có thể nói thẳng ra. (ví dụ nhược điểm bướng bỉnh, lơ đễnh,...), nhưng đó chỉ là dành cho các nhân tài luôn tin vào khả năng bản thân, những vấn đề khác chỉ là "muỗi" thôi. Chứ đa số mọi người vẫn phải chuẩn bị trước.

Ngoài ra đây là một số câu hỏi thông dụng mà các nhà Tuyển dụng ưa thích.Các bạn nên tham khảo thêm: 

1. Bạn hãy giới thiệu về mình?
2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?
3. Gia đình của bạn có những ai?
4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?
6. Ước mơ của bạn là gì?
7. Điểm mạnh của bạn?
8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
9. Bạn có lý tưởng sống không?
10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?
11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?
12. Con vật nào bạn thích nhất?
13. Con vật nào bạn ghét nhất?
14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì?
15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?
16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai?
17. Thần tượng của bạn là ai?
18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?
19. Hãy nói về quê hương bạn?
20. Bạn thường đọc sách gì?
21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?
22. Sở thích của bạn?
23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?
24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?
25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao?

26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?
27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay?
28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy?
29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn?
30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất?
31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn?
33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không?
34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn?
35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?
36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?
37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?
38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc?
39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì?

40. Bạn biết đến công ty này như thế nào?
41. Bạn đã biết gì về công ty rồi?
42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?
43. Công ty này có gì chưa ổn không?
44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?
46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn?
47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?
48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?
49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?
50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển?

51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này?
52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên?
53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào?
54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào?
55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc?
56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi?
57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao?
58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do?
59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian?
60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?

61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?
62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?
63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác?
64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?
65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc?
66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?
67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực?
68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào?
69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây?
70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?

71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?
72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?
73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không?
74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?
75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân?
76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn?
77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?
78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây?
79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?
80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu?
81. Triết lý của bạn trong công việc?

82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?
83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?
84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?
85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn?
86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?
87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?
88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân?
89. Bạn có khả năng nói trước công chúng?
90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?

91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm theo bạn?
92. Bạn có khả năng lãnh đạo không?
93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo?
94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách giải quyết của bạn?
95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm nay?
96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?
97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc?
98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn?
99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ sớm, bạn có đồng ý không?
100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng vấn này?
101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ thành công của bạn là bao nhiêu?

Hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể khi đi phỏng vấn bởi điều này giữ vai trò quan trọng quyết định bạn có vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển dụng đó không. Giao tiếp phi lời nói có thể truyền đạt 90% thông điệp của bạn tới người phỏng vấn.

Bước 1: Ngồi ngay ngắn. Ngồi ở tư thế thẳng, nhưng thật thoải mái, nghiêng 10 hay 15 độ về phía người phỏng vấn. Tư thế này giúp bạn gửi thông điệp bạn là ứng cử viên có hứng thú với công việc.
Bước 2: Kiểm soát đôi tay. Điều tốt nhất đối với đôi tay là hãy để chúng được thả lỏng trên đùi hay trên bàn. Dùng tay nghịch tóc, mặt hay cổ thể hiện sự lo lắng hay không chắc chắn. Những chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể đồng ý việc đặt tay lên mũi, môi hay tai có thể là dấu hiệu bạn đang nói dối.
Bước 3: Không nên khoanh tay. Khoanh tay trước ngực như thể bạn đang trong tư thế tự vệ. Nó gửi thông điệp tới người tuyển dụng, ứng cử viên đang bị đe dọa hay không được thoải mái và muốn kết thúc cuộc phỏng vấn tại đó hay ứng cử viên không đồng tình những gì người phỏng vấn đang nói.
Bước 4: Đặt cả hai chân lên sàn. Vắt chéo chân dưới mắt cá hoặc để hai chân dưới sàn thể hiện sự tự tin và năng lực chuyên môn vững chắc. Rung hay luôn di chuyển chân có thể kích thích sự cáu giận hay bạn đang lo lắng.
Bước 5: Luôn giữ ánh mắt giao tiếp. Giữ ánh mắt thẳng hướng người phỏng vấn cho thấy bạn đang chủ động lắng nghe và rất hào hứng. Liếc mắt xung quanh khiến người đối diện có cảm giác bạn không trung thực. Nhìn xuống thể hiện bạn là người không tự tin cho công việc.
Bước 6: Thật tỉnh táo với những hành động của miệng. Mắm môi hay xoắn môi qua lại nghĩa là bạn đang không tán thành những gì vừa được nghe. Nghiến môi cũng thể hiện sự lo lắng của bạn. Cố gắng giữ cho miệng được thư giãn.
Bước 7: Tư thế của đầu, giữ cho đầu luôn thẳng nhìn chắc chắn và có thể tin tưởng, nó gửi thông điệp rằng bạn đang rất nghiêm túc. Để thân thiện và thư gian hơn, bạn có thể nghiêng đầu qua một bên một chút.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Kinh nghiệm dành cho các bạn đang dự tuyển vào PGBank

Mình có nhận được khá nhiều tin nhắn của các bạn hỏi về PGBank, trả lời riêng từng người quả thật là không xuể. Xin đưa lên đây những gì chung nhất và có thể là hữu ích cho các bạn đã nộp hồ sơ, đang đợi phỏng vấn, sắp thương lượng lương bổng và cả những người đang băn khoăn không hiểu vì sao mình không được chọn. 

1- Chuẩn bị hồ sơ: Như các bạn đã biết PGBank đề nghị các ứng viên điền vào mẫu đơn xin việc theo chuẩn của PGBank và email/gửi bưu điện/nộp trực tiếp đến PGBank. Là người có dịp đọc khá nhiều hồ sơ ứng viên, xin có vài lời khuyên hữu ích để hồ sơ bạn qua được vòng loại đầu tiên (mà chả cứ ở PGBank, các nơi khác cũng gần như vậy thôi):

- Với những vị trí ở bậc 1, 2, 3(Giao dịch viên, nhân viên quan hệ khách hàng, kiểm soát viên, trưởng quỹ) có tới cả trăm hồ sơ được gửi đến cho một vị trí. Bộ phận tuyển dụng dù rất muốn cũng không thể phỏng vấn hết tất cả mà bắt buộc phải loại bớt để có shortlist phỏng vấn. Làm thế nào để hồ sơ của bạn lọt qua vòng loại hồ sơ này?

+ Một bộ hồ sơ viết tay chỉn chu, chữ dễ đọc và trình bày mạch lạc bao giờ cũng ấn tượng hơn là typing và in laze (màu chăng nữa) vô hồn. Nếu chữ bạn xấu quá (vấn nạn của việc phổ cập bút bi từ tiểu học), không sao – chuyện thường ngày ở VP5, nhưng hãy in hồ sơ bằng giấy trắng loại tốt, cắt ảnh vuông vắn và dán ngay ngắn vào khung trên hồ sơ. Bạn nghĩ sao khi cầm một hồ sơ giấy in nhọ nhem, ảnh dán thậm chí còn chẳng đủ hồ. Khi bạn không tôn trọng chính hình ảnh của mình thì tại sao lại yêu cầu người khác phải để tâm đến bạn! 

+ Phần quá trình làm việc: xin hãy trung thực với những thông tin về những nơi làm việc trước đây vì trong môi trường Bank việc tham chiếu thông tin của người này, người kia là chuyện dễ như thò tay vào ví lấy ra mấy tấm thẻ ATM. Lời khuyên nhỏ là đừng bao giờ chê nơi làm việc cũ và những người nhảy việc với nhịp điệu Cha cha cha chưa đến một năm một Job thì thường ít được ưng hơn ai lả lướt Rumba. Mục thông tin của “Công việc hiện tại gần đây nhất” được chú ý hơn cả, nên dành thời gian wording cho mục này thay vì băn khoăn “lương nhiêu nhỉ”.

+ Trong hồ sơ có 2 mục ứng viên thường chủ quan nhưng người tuyển dụng qua đó có thể đánh giá sơ bộ về mức độ nghiêm túc và khả năng trình bày vấn đề của có-thể-sắp-là-đồng-nghiệp: lý do muốn làm việc cho P, nguyện vọng nghề nghiệp/mục tiêu phấn đấu bằng tiếng Anh. Không gì chán bằng đọc những câu khuôn mẫu kiểu đây là ngân hàng mới, có nhiều cơ hội phát triển, cổ đông là các công ty lớn… hay nhưng đoạn tiếng Anh ngọng níu-nô. Hãy tự tách mình ra khỏi đám đông bạn nhé, đi tìm việc không phải là lúc hát-đồng-ca.

Hồ sơ bạn đã chuẩn bị hòm hòm, giờ là lúc làm sao để bộ hồ sơ này đến được địa chỉ cần đến: Bộ phận tuyển dụng của PGBank (VP5 nếu bạn ở miền Bắc, và Phan Xích Long nếu bạn ở miền Nam).

2. Chuẩn bị phỏng vấn: Không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi của email trong công việc; nhưng cũng như thuốc Tây mà lạm dụng thì hãy cẩn thận với hiệu ứng phụ nhẹ thì buồn ngủ, nặng thì tăng xông tim đập như trống trường. PGBank đang dùng chung domain của Petrolimex nên chuyện thi thoảng hệ thống mail bị trục trặc vài ngày, hay down hẳn vì những lý do kiểu “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” vẫn xảy ra. Lại có khi bạn email gửi đến pgbank.tdmb@petrolimex.com.vn nhưng… quên attached file chẳng hạn hoặc attached đấy nhưng máy tính của bạn nhiễm virus nên file đính kèm sẽ được hệ thống của Mr. Dragon tự động xóa trong khi bạn vẫn tin rằng email đã gửi, ta bèn ung dung ngồi nhâm nhi cốc sữa chu đánh đá hay ly nâu nóng mơ màng đang … in-tơ-viu ở đoạn “nếu được chọn, anh/chị cần bao lâu để có thể bắt đầu đi làm”.

Nộp trực tiếp hồ sơ đến PGBank kể cũng ngại, nhất là những hôm nắng lửa/mưa dầm, chưa kể như vài bạn trên này “chua” cảnh gặp mấy bạn lễ tân VP5 nhưng nếu không quá bận hay đi lại khí xa thì ghé qua nộp trực tiếp để có cái cảm nhận PGBank là viết tắt từ Petrolimex Group Bank hay Phở Gà Bank hay … Promotion Girls Bank chẳng hạn nó dư-nào cũng là một trải nghiệm không phải là vô ích. Gửi qua bưu điện ư, cũng được nhưng nếu thả thùng thư với tem 2.000 VNĐ thì đến như bác Đỗ Trung Tá hồi làm CEO VNPT ở Nguyễn Du nhân giờ nghỉ trưa xuống dưới cái bưu cục gần đấy hỏi mua đâu như tờ báo hay bộ tem thư thấy nhân viên đang lim dim trong giờ cáu quá nghiến răng “tôi Tá đây” thì được ngay câu “Tá thì cũng phải chờ đến chiều”. Hãy gửi bằng đường thư Phát chuyển nhanh đi bạn, đâu khoảng gần hai chục nghìn đồng gì đấy, ta nhịn 1 cốc cà phê cũng được mà !!! Sao phải ngại khi bạn ghi thêm mấy chữ: “Hồ sơ xin ứng tuyển vào vị trí ABC ABC, vui lòng chuyển giúp đến bộ phận tuyển dụng, cảm ơn!” vào cuối phong bì. Tôi tin là khi nhận được những phong bì kiểu này thì chẳng có lý do gì mà lễ tân khi nhận được lại xếp nhầm thư chuyển sang cho Tác nghiệp hay Kiểm toán nội bộ đâu. 

“Tôi có người quen ở PGBank, nhờ nộp hồ sơ hộ có … thêm tí value added nào không?”. Câu trả lời là … hình như không ngoại trừ hồ sơ sẽ được đưa đến tầng trệt VP5 nhanh hơn qua đường thư thường (nếu người được nhờ không quên, thêm cái này làm điều kiện đủ). “Em vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc, liệu PGBank có nhận người chưa có kinh nghiệm vào không?” Trả lời cái rụp: trên trái đất này làm gì có sẵn đường, đường chẳng qua do người ta đi mãi mà thành, warmly welcome, nhưng hãy tự biết đường xa nương sức ngựa. “ Em học cao đẳng thôi, có bị loại ngay từ vòng gửi xe không ạ?”. Ố kề, nhiều bạn giao dịch viên rất cứng cũng chỉ học xong cao đẳng thôi mà, miễn là học thật chứ không phải học giả bằng thật. “Em gửi hồ sơ rồi sao mãi không thấy hồi âm?” – nếu bạn tự tin mình qualified, hãy gọi điện thẳng đến bộ phận tuyển dụng nhã nhặn trình bày, tôi (lại) không nghĩ rằng mấy bạn phụ trách phần việc này máy móc đến mức không nghe hết những gì bạn nói.

“Chào bạn, mình là …. ở Ngân hàng PGBank, bên mình đã nhận được hồ sơ của bạn nộp cho vị trí …., bạn có thể thu xếp đến phỏng vấn vào ngày …. tại …. được không?”. Chúc mừng, cửa đã mở nhưng để trở thành một thành viên của PGBankers thì ít nhất bạn phải nhận được 2 lần điện thoại “chào bạn, mình là… ở bộ phận tuyển dụng” nữa. Làm gì có đường nào bằng phẳng, trải đầy hoa hồng trên thảm đỏ, phải không?

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Từ nào tối kỵ trong môi trường công sở ?

“Gian lận”, “trộm cắp”, “lụt”, và “cháy” là vài trong số những từ không nên sử dụng trong môi trường công sở. Tuy nhiên, từ kỵ nhất ở công sở lại là một từ ít ai ngờ tới: “thử”.

Vì sao lại là từ “thử”?

Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, trong lý lịch công việc, hay ở văn phòng, từ “thử” thể hiện sự thiếu niềm tin, đam mê, cam kết và thiếu cả sự tự tin - tất cả những phẩm chất mà bạn cần phải có thể thành công trong bối cảnh thị trường việc làm eo hẹp như hiện nay. 

Trong tiếng Anh, từ “thử” có tới 66 từ đồng nghĩa khác nhau, nhưng không từ nào trong số đó có tính thuyết phục được như các từ “làm”, “tin tưởng”, “hành động”, “giải quyết”, “hoàn thành”, hay “thành công”. Nếu như “thử” giúp bạn đi được 10%, hoặc một nửa chặng đường, các nhà tuyển dụng vẫn muốn tìm kiếm những kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cống hiến không ngừng nghỉ.

Nhà tuyển dụng và sếp của bạn không thích thú khi nghe bạn nói “tôi sẽ thử xem”, vì câu này khiến họ liên tưởng tới sự thất bại. Nói “tôi sẽ làm việc đó” luôn tạo cảm giác về sự tự tin.

Trong lý lịch công việc (resume), từ “thử” chỉ một nhiệm vụ hoặc trách nhiệm chưa được hoàn tất hoặc còn mơ hồ. Đó là một cho số ít từ gồm 3 chữ cái có thể khiến hồ sơ của bạn bị đưa vào danh sách bị loại. Nói cách khác, những động từ được hậu thuẫn bởi thực tế và các ví dụ có thể giúp một hồ sơ xin việc, hoặc một cá nhân, trở nên nổi bật.

Tương tự, trong một cuộc phỏng vấn, khi các ứng viên cần phải chứng tỏ được sự nhạy bén và chính xác, thì từ “thử” thể hiện sự thiếu chắc chắn. Các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những người có sự tự tin trong ánh mắt và giọng nói. Ngôn từ mà bạn sử dụng, vì thế, có ý nghĩa rất lớn.

Nếu bạn liên lạc với một ai đó để đề nghị họ giải quyết một vấn đề nào đó và bạn nhận được câu trả lời “Để tôi thử xem”, thì câu trả lời đó không hề giải tỏa được mối bức xúc của bạn. Thậm chí, câu trả lời này càng khiến bạn cảm thấy vấn đề thêm trầm trọng. 

Tương tự như vậy, khi sếp nghe thấy nhân viên nói họ sẽ “thử hoàn thành công việc đúng thời hạn”, “thử hoàn tất một thỏa thuận, hoặc “thử giải quyết một vấn đề khách hàng”, thì câu hỏi mà sếp đặt ra tiếp theo sẽ là cần phải làm gì để đảm bảo cho sự thành công của những nhân viên đó. Khi được yêu cầu hoàn thành một nhiệm vụ mà bạn cảm thấy không thực tế, tốt hơn hết bạn nên đề xuất một mục tiêu khả thi hơn.

Các nhà quản lý đánh giá cao những người giải quyết được vấn đề và những nhân viên đưa ra giải pháp hơn là đưa ra vấn đề.

Mặc dù “thử” là từ nguy hiểm nhất mà nhân viên hoặc người tìm việc có thể sử dụng ở nơi làm việc, có một số từ bị xem là nguy hiểm khác chỉ sự tiêu cực, thiếu chắc chắn hoặc tranh cãi trong môi trường công sở, như “một ngày nào đó”, “nếu”, “không bao giờ”, “trước đây vẫn thường”, “không thể”… Bên cạnh đó, dùng quá nhiều từ viết tắt hoặc tiếng lóng cũng có thể làm giảm cơ hội tìm việc hoặc giữ việc của bạn.

Xét cho cùng, ngôn từ chứa đựng nhiều sức mạnh trong cả giao tiếp bằng lời và giao tiếp văn bản. 

Thư xin việc (cover letter) và lý lịch công việc của bạn sẽ quyết định ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp sau đó có thể làm sâu đậm thêm hoặc suy giảm thêm ấn tượng ban đầu đó. Và cách mà bạn giao tiếp trong công việc hàng ngày, thông qua thư điện tử, các cuộc họp, báo cáo…, sẽ quyết định uy tín của bạn ở công ty. 

Khi bạn sử dụng những ngôn từ mang sức mạnh và ảnh hưởng, đồng thời đáp ứng các kỳ vọng, bạn sẽ xây dựng được cho mình một hình ảnh đẹp, thúc đẩy được tiềm năng của bạn thân, và đem đến cho sự nghiệp của bạn một cơ hội tỏa sáng.

Vì vây, đừng thử mà hãy làm, đừng nghi ngờ mà hãy tin tưởng, và đừng băn khoăn mà hãy hành động.

Định hướng nghề nghiệp khi học đại học

Phowr tôi có một đứa em năm nay thi đại học. Vì hắn khá thụ động trong việc chọn trường nên phowr tôi lãnh nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về trường và các ngành nghề để tư vấn cho hắn. Một câu hỏi chợt nảy ra trong đầu phowr tôi: “Mình chọn nghề hay nghề chọn mình?”.

Đại học - Khoảng thời gian quan trọng

Trước khi vào đại học, phowr tôi nghe nhiều người nói về trường đại học - bước đệm để bước vào đời. Sự thật thì phowr tôi nửa tin nửa ngờ vì “ở trong chăn mới biết được rận”. Nói chính xác ra, khoảng thời gian học đại học chỉ giúp ta trang bị những kiến thức nền tảng, những kiến thức cơ bản nhất cho mỗi ngành nghề mà bạn tham gia sau này. Kể cả các môn chuyên ngành, ngay cả khi bạn đạt điểm A hay học vô cùng chăm chỉ thì qua thời gian những kiến thức này sẽ rơi rụng dần nếu bạn không phải động vào chúng hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần. Tuy nhiên điều này không có nghĩa kiến thức sẽ mất đi vĩnh viễn. Đơn giản là khi bạn cần đến nó, bạn sẽ biết tìm nó ở đâu. Chính vì trường đại học chỉ cung cấp “bước đệm” nên việc bật lên hay không phụ thuộc vào chính bạn.

Tư duy “nước chảy bèo trôi”

Rất nhiều bạn được hỏi đã trả lời “bố mẹ bảo cứ học ở trường tốt đã, làm gì tính sau”. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh xã hội, có 60% sinh viên ra trường làm trái ngành trái nghề. Phowr tôi không đánh đồng trái ngành trái nghề với thất bại. Tuy nhiên xét trên khía cạnh nào đó, đây là sự lãng phí xã hội không cần thiết. Bao nhiêu tiền của công sức ăn học được đầu tư cho một ngành và bạn lại phải làm việc trong một ngành khác. Có nhiều nguyên nhân nhưng phowr tôi nghĩ trong số đó là việc định hướng nghề nghiệp không tốt. Điều này cộng với tâm lý ỷ nại cứ cố xong cái bằng đại học rồi tính tiếp gây nên tình trạng mất cân bằng giữa đào tạo và nhu cầu lao động. Nhiều sinh viên ra trường không thể đáp ứng nhu cầu công việc. Họ thiếu và yếu nhiều thứ mà trường lớp không dạy. Trong khi những thứ trường lớp dạy thì lại không chạm tới mức làm được việc ngay và họ phải mất một thời gian “làm quen” với hòa nhập được công việc. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, không nhà tuyển dụng nào cho bạn nhiều thời gian cả. Hoặc là bạn phải chuẩn bị từ sớm hoặc là bạn thuộc dạng siêu nhân có thể nắm bắt toàn bộ công việc trong thời gian ngắn. Phowr tôi chỉ quen biết “người thường” nên bài viết này chỉ dành cho “người thường”. Nếu siêu nhân nào vào đây đọc được thì xin lượng thứ.

Định hướng nghề nghiệp

Ở nước ngoài, công tác hướng nghiệp thường được thực hiện khá tốt. Ngay từ trên ghế phổ thông, học sinh đã được tiếp xúc thông tin khá đầy đủ về các công việc để mình chọn lựa sau này. Thậm chí một số nơi còn có gap years - một số năm trống sau khi tốt nghiệp trung học và trước khi học đại học. Trong thời gian này, học sinh tốt nghiệp tham gia vào các công việc để hiểu chính xác xem công việc đó như thế nào, có phù hợp với bản thân không. Từ đó lựa chọn ngành nghề cũng như trường đại học một cách đúng đắn. Trong điều kiện Việt Nam, gần như không tồn tại gap year thì việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp một cách đầy đủ và chính xác là cứu cánh duy nhất. 

Tôi có thể làm mọi thứ nhưng không làm được cái gì tốt cả

Cách đây vài năm khi tôi thi vào đại học, tôi không có định hướng gì về tương lai, ngành nghề tôi theo đuổi do bố mẹ tôi chọn. Và tất nhiên sau vài năm tôi nhận ra mình không thực sự phù hợp với ngành nghề này. Lúc này đã quá muộn để tôi gạt bỏ mọi thứ để bắt đầu lại từ đầu. Tôi bắt đầu rẽ hướng chuyển hướng nghiên cứu sang một số ngành khác trong khi vẫn duy trì ngành nghề cũ. Điều này hoàn toàn không tốt vì một khi không tập trung hoàn toàn 100% sức lực vào con đường mà mình đã chọn thì kết quả thật là tồi tệ. Và một lần nữa phowr tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp từ sớm.

Định hướng nghề nghiệp khi học đại học

Như đã đề cập ở trên, nhiều sinh viên không biết chính xác sau này mình sẽ làm việc trong ngành gì. Hoặc giả đã biết mình sẽ làm việc trong ngành gì thì lại thiếu thông tin về công việc của mình. Phowr tôi có hỏi một sinh viên thì cậu này trả lời làm việc trong ngành truyền thông. Khi phowr tôi hỏi sâu hơn công việc cụ thể là gì và yêu cầu công việc ra sao thì cậu này bắt đầu lúng túng. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp và cũng cho thấy các bạn sinh viên nên tìm hiểu sâu hơn và chính xác hơn về “cái nghiệp” của bạn sau này để có những con đường cũng như đầu tư phù hợp hơn.

Mình chọn nghề hay nghề chọn mình?

Thay lời kết, phowr tôi lặp lại câu hỏi ở đầu bài viết này. Trước khi có được câu trả lời cho câu hỏi này, hi vọng các bạn đã chuẩn bị được ít nhiều hành trang kiến thức cũng như vốn sống để gây dựng “nghiệp” của mình. Mình chọn nghề hay nghề chọn mình không quan trọng bằng bạn đã sẵn sàng để làm chủ được nghề nghiệp đó chưa. Nếu bạn đã sẵn sàng thì câu hỏi trên không còn quá quan trọng nữa phải không.

P/S: Chúc mừng năm mới tất cả các bạn. Hẹn gặp lại trong những bài viết lần sau.

Nhân Viên Mới st từ bạn Phowr (Phở ^^) 

Bí quyết tìm kiếm người tài của LinkedIn

CEO Jeff Weiner của LinkedIn đã từng có một bài thuyết trình về việc làm thế nào để thuyết phục một ứng viên tham gia công ty khi bạn nhận thấy tiềm năng của họ. Giám đốc khoa học của LinkedIn, Daniel Tunkelang, đã chia sẻ bài thuyết trình này của CEO Jeff Weiner trên blog của ông. Và dưới đây là nội dung bài viết trên blog của Daniel Tunkelang.


Theo CEO Jeff Weiner của LinkedIn, điều quan trọng khi tuyển dụng ứng viên không phải là việc bạn quảng bá công ty và thuyết phục ứng viên nhận việc, mà là phải tìm hiểu xem họ muốn gì, và công việc bạn đưa ra có giúp họ đạt được mong muốn đó không.

Với tư cách là một nhà tuyển dụng, bạn phải làm được 3 điều sau nếu muốn tuyển được một ứng viên tốt cho công ty:

1) Tìm hiểu ước mơ của ứng cử viên là gì

2) Quyết định xem công việc bạn đưa ra có hợp với ứng viên đó không

3) Truyền được cảm hứng và nhiệt huyết của bạn cho họ

Mơ ước

Tất cả chúng ta đều có mơ ước. Hầu hết mọi người đều phải dựa vào đồng lương để nuôi sống bản thân và gia đình, nhưng với nhiều người làm việc không phải chỉ vì tiền. Chả có gì đáng xấu hổ khi ước mơ của bạn không liên quan gì đến công việc bạn đang phải làm. Franz Kafka đã từng làm đủ các nghề chỉ để có tiền khi ông thực hiện ước mơ viết sách của mình.

Nhưng điều tuyệt vời mà công nghệ mang đến là có thể vừa hiện thực hóa giấc mơ của bạn vừa đem lại tiền cho bạn. Hãy nhìn vào Larry và Sergey – những người đã làm nên Google. Hoặc Steve Jobs – người có giấc mơ là tạo ra những sản phầm siêu sáng tạo. Tất nhiên không phải ai cũng đạt được mơ ước của mình nhưng bạn biết đấy, phải thử mới biết được.

Vì vậy thuyết phục 1 người làm việc chả còn cách nào tốt hơn là công việc đó gần với giấc mơ của họ nhất. Có thể lấy ngay ví dụ việc tôi quyết định làm việc cho Google và sau đó là LinkedIn để chứng minh điều này. Làm việc tại Endeca đã thúc đẩy tôi làm việc tại bộ phận HCIR. Công việc là tối ưu hóa cách thức vận hành hệ thống tìm kiếm thông tin. Tại Google, mong muốn của tôi là có thể mang công cụ tìm kiếm đến với các trang web. Tuy rằng có lẽ thực tế tôi cũng chưa làm được gì nhiều nhưng tôi cũng rất vui mình đã thử.

Còn ở LinkedIn, công việc của tôi là giải quyết các rào cản công nghệ thông tin nhưng lại có thể giúp đỡ hàng triệu người đạt được ước mơ của họ. Ước mơ của tôi là thực sự tối ưu hóa được quá trình tìm kiếm thông tin giữa con người và máy tính, giúp ích hơn cho cuộc sống của mọi người. Một khi LinkedIn đã thấu hiểu được ước mơ của tôi, việc còn lại cần làm đó là đưa ra những đề nghị giúp tôi biến nó thành hiện thực.

Hãy tìm hiểu ước mơ của bất kì ai đến với công ty bạn. Nếu công việc mà bạn đề nghị với họ lại không liên quan gì đến ước mơ của họ, hãy nói thẳng với họ. Đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho cả bạn và họ vì nếu như 1 nhân viên có thể tình nguyện cống hiến hết mình cho công việc yêu thích của họ thì là cái lợi lớn nhất cho bất kì 1 tổ chức nào.

Phù hợp

Sự phù hợp phải đến từ 2 phía: ứng cử viên phù hợp với công việc và ngược lại. Quá trình phỏng vấn thường chỉ tập trung vào giai đoạn bắt đầu công việc như thế nào mà quên đi rằng quyết định của ứng viên thực sự nằm ở giai đoạn về sau. 1 người có khả năng làm 1 công việc nào đó không có nghĩa là người đó phù hợp với công việc.

Phù hợp có rất nhiều yếu tố. Một môi trường làm việc có thể khiến người làm chăm chỉ và coi thành bại của công ty như của chính bản thân mình cũng có thể coi là phù hợp. Cơ chế lương thưởng dành cho tất cả mọi người chứ không phải là bắt họ tranh đấu với nhau để giành lấy 1 vài cái giải. Sự cởi mở. Phù hợp là tập hợp nhiều yếu tố để 1 người có thật sự yêu thích công việc của mình không.

Nếu như bạn cố gắng thuyết phục ai đó nhận công việc mà bạn đề nghị, bạn phải đứng từ góc nhìn của người đó để đưa ra quyết định. Nói chính xác thì bạn phải tự đặt ra câu hỏi cho bản thân mình là công việc đó có thực sự phù hợp với ứng viên đó hay không.

Đam mê

Chọn lựa công việc là 1 trong những quyết định quan trọng nhất trong cả cuộc đời. Nó có thể không bằng quyết định cưới xin cả cuộc đời nhưng mọi người đều rất nghiêm túc khi đưa ra quyết định về nó. Một số người còn liệt kê danh sách những điều thiệt hơn để so sánh giữa các cơ hội và cố gắng đưa ra quyết định tốt nhất. Một số người khác thì lựa chọn theo cảm tính.

Với những người đã biết tôi – dù cho chỉ là qua mạng hay ngoài đời thì cũng ắt hẳn đều thấy được niềm đam mê tôi dành cho công việc của mình. Tôi không thể hiểu nổi những người mỗi sáng có thể thức dậy và đi làm công việc mà họ không yêu thích. Có thể nói rằng được làm công việc mình yêu thích là 1 điều thiết yếu trong cuộc sống của tôi chứ không còn chỉ là 1 điều xa xỉ nữa.

Nhưng điều rõ ràng là nếu bản thân người chủ còn không thể hiện niềm đam mê với công việc thì đừng kì vọng rằng những ứng viên hay nhân viên của mình có thể dặt hết niềm tin vào mình. Và tôi cũng không khuyên những người chủ nên giả vờ là mình thích thú công việc của mình mà hãy thành thật và nhân viên của bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Đam mê là yếu tố đầu tiên để có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Mơ ước. Phù hợp. Đam mê

Bạn cần có 3 điều: Mơ ước, phù hợp, đam mê. Và hãy nhớ rằng giữ chân nhân tài không phải bằng cách thổi phồng công ty. Công việc chỉ là ngắn hạn nhưng sự nghiệp mới là cái dài hạn vì thế hãy thành thực với nhân viên ngay từ đầu. Hãy biết tuyên dương thành tựu của nhân viên và không được đay nghiến thất bại của họ. Nếu làm được những điều này bạn sẽ có được những nhân tài thích hợp nhất cho công ty của mình.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Tại sao bạn lại thất bại trong quản lý nhân sự ??

Ngày nay bất cứ doanh nghiệp nào cũng biết “giải pháp của mọi giải pháp” chính là giải pháp về con người, nhất là trong giai đoạn doanh nghiệp đang chống chọi để sống còn giữa thời buổi kinh tế khó khăn hoặc muốn vươn lên cạnh tranh tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Nhưng trên thực tế, bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp có “gánh” nổi sự kỳ vọng đó?

Nói có sách, mách có chứng, vừa qua mạng cộng đồng doanh nhân Anphabe.com có làm khảo sát với 1.136 người chủ yếu thuộc ba bộ phận là nhân sự (48%), marketing (15%) và bán hàng (12%). Kết quả: có tới 51,8% thừa nhận vai trò của phòng nhân sự hiện nay chỉ là hành chính, sự vụ (như trả lương và thưởng, ban hành và giám sát quy định lao động, sổ sách nhân sự, bảo hiểm...); tiếp đó là thừa hành các yêu cầu nhân sự do các phòng ban đề ra (28,7%).

Như vậy, nguyên nhân lớn nhất khiến phòng nhân sự chưa đáp ứng được như kỳ vọng là thiếu sự hiểu biết về công việc của các phòng ban chức năng, đa phần nhân viên nhân sự chưa được đào tạo bài bản, vị trí và vai trò của các nhân viên làm quản lý nhân sự chưa được quan tâm đúng mức, chưa được phân quyền đúng và đủ. 

Tại buổi hội thảo mới đây, ông Andy Lopata - chiến lược gia về nghệ thuật xây dựng quan hệ - nhấn mạnh: “Người làm quản lý nhân sự cần tập trung nuôi dưỡng các mối quan hệ nội bộ để đạt được ba mục tiêu quan trọng: thấu hiểu tốt hơn, tư vấn thiết thực hơn và tạo ảnh hưởng rộng rãi hơn”.

Theo ông, nhân sự không còn làm “cảnh sát văn phòng” mà thành người chỉ dẫn tận tình, không còn là “thùng chứa vấn đề” mà là người giải quyết vấn đề, không còn là “chân chạy việc” mà là đối tác chiến lược cho tất cả bộ phận trong doanh nghiệp. Mà, muốn làm được như vậy, người làm quản lý nhân sự phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bản thân. 

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

10 dấu hiệu bạn nên cân nhắc chuyển việc

Đã đến lúc bạn nên khởi động quá trình tìm kiếm cho mình một việc làm mới:

1. Công ty của bạn đang đi xuống

Kinh tế khủng hoảng, việc buôn bán đã và đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, bạn bị nợ lương đã lâu, bạn bị cắt giảm thưởng, bạn bị giảm các khoản phúc lợi... bạn phải nhận thức được điều gì đang diễn ra đối với công ty của mình. Nếu công ty của bạn đang ở trong một vòng xoáy đi xuống, có thể đã đến lúc bạn phải nhanh chóng rút lui trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn.

2. Bạn cảm thấy tẻ nhạt

Một công việc lặp đi lặp lại kiểu sáng sáng đến công ty với số má, dữ liệu, chiều với họp hành, chỉ trích, khách hàng phàn nàn... tối về nhà chỉ có nước lăn ra ngủ và sáng hôm sau bạn lại bắt đầu công việc tương tự?

Năm qua, tháng lại, 1 tết, 2 tết, rồi 3 tết...

Nếu bạn không còn nhận thấy sự thử thách trong công việc, có thể công việc đó chỉ còn là một sự chịu đựng đối với bạn. Đây có lẽ là lúc để bạn “đoạn tuyệt” với công việc hiện tại và tìm một công việc mới, có thể là ngay trong cùng công ty hoặc ở một công ty khác. Bạn nên xem xét có một cuộc trao đổi chuyên nghiệp và mang tính tìm kiếm giải pháp với sếp để thoát ra khỏi tình trạng này.

3. Mức độ học hỏi từ công việc ngày càng suy giảm

Sự phát triển chuyên môn là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Nếu công việc của bạn không còn dạy bạn những điều mới, có lẽ đó là lúc bạn nên tìm việc khác. Phát triển chuyên môn là một phương diện ích lợi của thành công trong sự nghiệp và cần phải được xem xét khi bạn tìm kiếm một công việc mới.

4. Sức khỏe của bạn suy giảm vì công việc

Chịu đựng sức ép, những lo toan và sợ hãi lớn trong công việc có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe của bạn. Những buổi nhậu nhẹt thường xuyên và liên tục khiến sức khỏe của bạn suy giảm, bạn không còn nhiều thời gian để chơi thể thao, đi dạo hay thậm chí là chăm sóc bản thân và lập gia đình... Những công việc tồi tệ thường đem đến tất cả những yếu tố này, khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi mỗi ngày. Về thể chất hay tinh thần, sự bào mòn sức khỏe không phải là điều mà bạn nên cố gắng chịu đựng để theo đuổi công việc.

5. Bạn tìm ra được thứ gì đó mới

Đôi khi, những cơ hội nghề nghiệp mới có thể xuất hiện ngoài dự đoán của bạn. Mọi chuyện ở công ty mới không phải chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, nhưng đây là kịch bản tốt nhất trong trường hợp bạn tính chuyển việc.

6. Bạn có những giấc mơ xấu về công việc hiện tại

Những người có sự đầu tư sâu vào công việc thường có xu hướng có những giấc mơ liên quan tới công việc của mình. Tuy nhiên, nếu đó là những giấc mơ xấu lặp đi lặp lại thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào khủng hoảng với công việc và bạn cũng nên tính tới chuyện tìm một công việc khác.

7. Sâu thẳm bên trong bạn muốn chuyển việc

Tin tưởng vào bản thân mình là yếu tố quan trọng để từ bỏ thành công một công việc không ra gì. Nếu bạn thực sự tin là mình sẽ hạnh phúc hơn với một công ty khác hoặc một vị trí khác, đó là lúc bạn nên chuyển việc. Đừng cố gắng bám trụ với công việc hiện tại nếu sâu thẳm bên trong bạn không còn muốn gắn bó với nó nữa.

8. Bạn và công ty của bạn không có cùng những giá trị cốt lõi

Sự tương đồng về giá trị cốt lõi giữa bạn và công ty là điều cần có cho sự gắn bó lâu dài giữa đôi bên. Nếu công ty hiện tại không có cùng tầm nhìn và giá trị như bạn mong muốn, bạn nên tìm đến một công ty khác có chung những yếu tố này như bạn.

9. Bạn mất phương hướng về mục tiêu nghề nghiệp

Dù lớn hay nhỏ, những mục tiêu mà bạn đặt ra cho sự nghiệp của mình là vô cùng quan trọng. Không khó để bạn nhận ra mình đã làm một công việc lâu hơn dự kiến và hoàn toàn không đi theo mục tiêu bạn ban đầu. Hãy bỏ ra đôi chút thời gian để đánh giá lại và tìm kiếm một công việc mới đưa bạn trở về với con đường hướng tới mục tiêu mà bạn đề ra.

10. Bạn bị đối xử tệ

Không có lý do gì để bạn chấp nhận việc bị bắt nạt, bị quấy rối tình dục, hoặc bất kỳ một hành vi đối xử tệ hại nào khác ở nơi làm việc. Hãy đánh giá tình trạng hiện nay của bạn và trao đổi vấn đề với bộ phận nhân sự. Đừng sợ chuyện phải rời một công việc mà ở đó bạn đang bị đối xử tệ.

Việc đạt tới những mục tiêu nghề nghiệp thường đồng nghĩa với đưa ra những quyết định quan trọng liên quan sự hài lòng của bạn đối với công việc hiện tại. Hãy sử dụng dấu hiệu nói trên để quyết định xem có nên tìm đến một công việc mới hay không.

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Năm lựa chọn quan trọng nhất trong cuộc đời

Cứ gần đến một dịp nào đấy, nghỉ dài ngày là mình lại có hứng tung ra mí bài hot hot ^^.
Trong vô vàn lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời "thăng hoa" như mong muốn và ngược lại.

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.
1. CHỌN LẼ ĐỂ SỐNG

Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) - được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.

2. CHỌN NGƯỜI ĐỂ LẤY

Phải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí. Lấy vợ, lấy chồng thì có lẽ ai cũng làm được (chỉ trừ những người không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!

Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ...) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

3. CHỌN VIỆC ĐỂ LÀM

Thực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghề nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đỉnh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh... Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.

Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê... đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).

Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm, chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào, lĩnh vực nào, vùng miền nào...). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

4. CHỌN THẦY ĐỂ HỌC

Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:
Thầy

Đây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

Sách

Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng... tô phở.

Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Kinh nghiệm

Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

Nhân vật

Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.

Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

Internet

Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại, có thể có “sâu cuốn lá” (game online), “sâu đục thân” (coi phim sex), “sâu chat” (tán chuyện gẫu); “sâu phá hoại” (hacker mũ đen)... Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

5. CHỌN BẠN ĐỂ CHƠI

Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì gần mực sẽ không đen, mà gần đèn cũng chẳng sáng).

Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp.

Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”), là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

Chọn Lẽ để sống là chọn “đích đến” và “bánh lái”, là chọn “hệ điều hành” cho cuộc đời; Chọn Người để lấy là lựa chọn cho mình một gia đình, một tổ ấm, một nơi chốn bình yên để đi về, để là “bệ phóng” của nhau trong cả cuộc đời; Chọn Việc để làm là chọn cho mình một sự nghiệp, để hiện thực hóa giấc mơ cuộc đời; Chọn Thầy để học là chọn những nhân vật hoặc phương cách để trang bị cho mình những hiểu biết và năng lực để hoạch định và thực thi chiến lược cuộc đời; Chọn Bạn để chơi là kiếm tìm và nuôi dưỡng những tình bạn đẹp nhằm làm giàu có thêm cho cuộc đời của mình. Tất cả những lựa chọn quan trọng này cần phải được đặt ra và thi triển hết sức nghiêm túc, để những câu hỏi ở đầu bài: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi đâu về âu? Rốt cuộc là mình sẽ dùng cuộc đời mình ào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? Mình muốn có một cuộc đời ra sao?... được trả lời một cách trọn vẹn. Bằng cách đó người trẻ sẽ có một cuộc đời đáng sống, như có thể đúc kết thành: “Your Choices, Your Life” (Lựa chọn của bạn quyết định cuộc đời của bạn), “Your Values, Your Fate” (Giá trị bạn chọn sẽ quyết định số phận của bạn”)