Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

3 giải pháp thúc đẩy tinh thần làm việc của ứng viên


Có rất nhiều lý do khiến cho một nhân viên có chủ động trong công việc như: sự đam mê nghề nghiệp, lòng tự hào đối với nghề nghiệp, do môi trường, do văn hóa,...  hoặc do tính cách. Tuy nhiên, việc đánh giá các yếu tố đó nơi ứng viên không dễ dàng. Càng không dễ dàng hơn nữa nếu muốn xây dựng một đội ngũ tòan những nhân viên có tinh thần làm việc như vậy. Đó là chưa nói tới việc bất ổn định của chúng.
Có một đội ngũ nhân viên làm việc với tinh thần như một người chủ (hay làm việc chủ động), luôn luôn là niềm mơ ước của hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thế nhưng, kiếm được một nhân viên làm việc với tinh thần như vậy đã là rất khó, còn tuyển dụng được một đội ngũ nhân viên làm việc như vậy thì khó khăn gấp bội lần.
Tuy vậy, việc xây dựng tập thể nhân viên của doanh nghiệp mình từ những người làm vịệc thụ động trở thành một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động lại là việc hòan tòan có thể, nếu thực sự lãnh đạo doanh nghiệp muốn điều đó. Mục tiêu này có thể đạt được thông qua công tác đào tạo cho nhân viên trong doanh nghiệp. Giải pháp tổng thể cho vấn đề này đã được tôi trình bày trong bài viết "Giải pháp xây dựng một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động". Ở đây tôi xin trình bày chi tiết hơn về giải pháp để giúp cho mỗi nhân viên có được sự chủ động trong công việc.
Một nhân viên sẽ làm việc một cách chủ động nếu anh ta là người có trách nhiệm đối với công việc. Nếu một người đáp ứng được đầy đủ 3 yêu cầu sau đây thì người đó chắc chắn sẽ là một người có trách nhiệm với công việc do đó sẽ chủ động trong công việc:
  • - Yêu cầu thứ nhất là: Có trách nhiệm đối với bản thân.
  • Yêu cầu thứ hai là: Có ý thức làm chủ trong công việc
  • Yêu cầu thứ ba là: Có lòng tự trọng
1. Có trách nhiệm đối với bản thân.
Người có trách nhiệm đối với bản thân là người luôn có ý thức hành động vì lợi ích của bản thân, bảo vệ lợi ích của bản thân. Lợi ích của bản thân không đơn giản chỉ là lợi ích vật chất, danh tiếng hay quyền lực mà nó rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm cả lợi ích về tài chính, về thể chất, về trí tuệ và tinh thần. Người có trách nhiệm với bản thân luôn luôn bảo vệ, giữ gìn sức khỏe của mình về cả 4 lĩnh vực sau: Sức khỏe tài chính, sức khỏe thể chất, sức khỏe trí tuệ và sức khỏe tinh thần. Trong đó lấy việc bảo vệ sức khỏe tinh thần làm nòng cốt. Lẽ dĩ nhiên để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình thì ta cần phải bảo vệ các mối quan hệ và bảo vệ môi trường sống xung quanh ta (bao gồm cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội).
Khi phải lựa chọn các phương án khác nhau, người có trách nhiệm với bản thân thường có xu hướng lựa chọn các phương án dựa trên điều có lợi cho bản thân nhất, thường ưu tiên những lợi ích lâu dài hơn là trước mắt.
Người có trách nhiệm với bản thân biết rõ cuộc đời mình như thế nào là do lựa chọn của chính mình chứ không phải do hòan cảnh hay người khác.Anh ta không bao giờ đổ thừa cho hòan cảnh, cho môi trường hay cho người khác. Hòan cảnh có thể giới hạn cuộc đời mình chứ không quyết định cuộc đời mình. Chính vì vậy, anh ta luôn có xu hướng tích cực, vượt lên hòan cảnh. Đối với anh ta thì không có gì gọi là khó khăn trở ngại mà chỉ có những vấn đề cần phải giải quyết mà thôi.
Người có trách nhiệm với bản thân luôn biết rõ mình muốn gì ở tương lai và nắm lấy trách nhiệm làm cho điều đó xảy ra.
Người có trách nhiệm với bản thân luôn luôn có tinh thần học hỏi và xu hướng phát triển bản thân chứ không dừng lại và tự mãn với ở những gì mình đang có
Trái ngược với người có trách nhiệm với bản thân là người vô trách nhịệm với bản thân. Người này không bào giờ nhận trách nhiệm về mình mà luôn kêu ca, đổ thừa cho hòan cảnh, cho người khác. Cuộc đời là của mình, nhưng người này không bao giờ nhận trách nhiệm hành động làm cho nó xảy ra mà chỉ có mơ mộng và trông chờ vào hòan cảnh, vào may rủi. Những hành động của người này không xúât phát từ lợi ích của chính mình mà phần lớn là bị thúc đẩy bởi cảm xúc, bởi xu hướng nâng cao cảm nhận về giá trị của bản thân. Trong trường hợp hành động vì lợi ích của mình thì lại thiên về những lợi ích cấp thấp như vật chất, hoặc những lợi ích trước mắt, thiển cận. Đối với những khó khăn, trở ngại người vô trách nhiệm với bản thân thường có xu hướng lẩn tránh việc giải quyết, tư tưởng ngại khó, tư duy chủ bại. Người vô trách nhiệm với bản thân thường có xu hướng tự làm tổn thương mình và làm tổn thương người khác. Với một người vô trách nhiệm với bản thân thì thường khó có thể có trách nhiệm đối với công việc được.
2. Có ý thức làm chủ trong công việc
Khi một người vào làm việc trong một doanh nghiệp, tổ chức thì thực sự không phải anh ta làm thuê cho người chủ. Không phải là người chủ trả tiền cho nhân viên của mình. Thực chất đây là một sự hợp tác. Người chủ tạo ra môi trường làm việc và nhận lãnh trách nhiệm bảo hiểm thu nhập cho các nhân viên. Trong môi trường đó, các nhân viên bỏ sức, bỏ chất xám của mình ra hợp tác cùng nhau để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiền thu được từ khách hành sẽ được dùng để chi trả cho phần đóng góp của mỗi bên. Như vậy ở đây chính khách hàng mới là người trả công cho mỗi nhân viên chứ không phải là người chủ doanh nghiệp.
Mặt khác, chúng ta hãy coi các cầu thủ bóng đá quốc tế, dù đang đá ở đâu, một câu lạc bộ vô danh, hay một câu lạc bộ nổi tiếng thế giới? Dù được đãi ngộ công bằng hay không công bằng? dù có mâu thuẫn hay ăn ý với ban lãnh đạo, với Huấn luyện viên? Nhưng một khi ra sân là họ sẽ đá hết mình theo đúng ý đồ của Huấn luyên viên.
Lý do vì sao vậy?
Vì họ ý thức rất rõ ràng họ đá bóng là vì họ, vì màu cờ sắc áo đội bóng của họ. Nếu họ đá dở thì người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là bản thân họ. Cũng vậy, người nhân viên có ý thức làm chủ biết rõ rằng, họ làm việc là vì bản thân họ. Nếu họ làm việc ở một công ty thành công thì họ sẽ nhận được hình ảnh của sự thành công. Và ngược lại, nếu họ làm việc ở một công ty thất bại, họ sẽ bị lây hình ảnh cỉa sự thất bại Nhưng vậy, nếu họ làm viẹc kém chất lượng thì họ chính là người chịu thiệt thòi. Chính vì vậy họ sẽ luôn hết mình vì công việc, không vì đãi ngộ không xứng đáng hay do những mâu thuẫn với cấp trên mà họ làm việc không hết mình. Họ có thể ra đi nếu không hài lòng, nhưng nếu ở lại họ sẽ hết mình trong công việc.
Ngược lại với ý thức làm chủ trong công việc là tâm lý làm thuê. Với người có tâm lý làm thuê thì họ không nghĩ rằng mình làm việc cho mình mà là làm việc cho ông chủ công ty, ông chủ công ty là người trả lương cho mình, vì vậy họ chỉ cần tìm cách làm sao để nhận được phần tiền mình muốn nhận từ ông chủ một cách nhiều nhất. Còn đối với công việc thì đó là việc của ông chủ, không phải việc của mình, không liên quan đến mình, bị ép làm thì làm không bị ép thì thôi.Họ phân định rõ công ty là công ty, mình là mình. Cong ty có như thế nào cũng chả ảnh hưởng đến mình, không làm ở nơi này thì làm nơi khác. Họ không biết rằng dù họ chấp nhận hay không chấp nhận thì hình ảnh của những Doanh nghịêp mà họ đã làm việc qua sẽ vẽ lên một phẩn hình ảnh của họ trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu hình ảnh doanh nghiệp đẹp thì phần hình ảnh đó trong hồ sơ của họ cũng đẹp và ngược lại, nếu hình ảnh doanh nghiệp xấu thì phần hình ảnh đó trong hồ sơ của họ cũng xấu.
Chính vì lẽ đó, người có ý thức làm chủ trong công việc sẽ luôn luôn hết mình trong công vịệc
3. Có lòng tự trọng
Người có lòng tự trọng là người tự mình tôn trọng mình, tức là thấy được giá trị của chính mình. Con người ta ai cũng có những mặt mạnh và mặt yếu khác nhau, không có ai thập tòan thập mỹ cả. Người có lòng tự trọng nhận ra rằng mỗi người là một thực thể cá biệt không ai giống ai và cũng không ai có giá trị hơn ai cả. Người có lòng tự trọng thường hành động theo những giá trị mà họ bảo vệ, và họ thường chỉ làm những việc lợi mình, lợi người mà không thể làm những việc hại mình, hại người được. 
Người có lòng tự trọng không cho mình có cơ hội để xem thừong mình và cũng không cho người khác cơ cơ hội để xem thường mình bằng cách luôn hòan thiện mình, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác.......Vì thế đi liền với lòng tự trọng là sự liêm khiết, chính trực... Người có lòng tự trọng một khi nhận việc thì họ thường tự giác giữ đúng cam kết của mình khi phỏng vấn tuyển dụng và thường là những người hết mình trong công việc.
Ngừơi thường lấy điểm yếu của mình đem so sánh với điểm mạnh của người khác để mà tự ti, đau khổ, hoặc lấy điểm mạnh của mình đem so sánh với điểm yếu của người khác để mà tự cao, sung sướng. Tất cả những trường hợp đó đều là dấu hiệu của việc thiếu lòng tự trọng. Người thiếu lòng tự trọng thường hành động theo sự thúc đẩy bởi cảm xúc, bởi cái TÔI và khi có điều kiện thì không có việc gì hại mình, hại người mà họ không dám làm.
Người không có lòng tự trọng thường cho mình có cơ hội để xem thừơng mình và cũng thường cho người khác có cơ hội để xem thường mình. Họ thường bảo vệ giá trị của mình bằng áp lực, bằng sự tức giận hay vũ lực. Họ không có nhu cầu hòan thiện mình, và cũng thường không giữ đúng lời hứa, tôn trọng người khác.......Vì thế đi liền với việc không có lòng tự trọng là sự tham lam, xảo trá... Chính vì vậy người thíếu lòng tự trọng khi nhận việc thì họ thường không tự giác giữ đúng cam kết của mình khi phỏng vấn tuyển dụng và thường là những người không hết mình trong công việc.

Tóm lại nếu một nhân viên có đầy đủ 3 yếu tố nói trên thì chắc chắn họ sẽ là một người có trách nhiệm, chủ động và hết mình trong công việc. Trong thực tế, một cách tự nhiên muốn tìm được một người đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn nói trên là một điều không dễ dàng. Nhưng thông qua đào tạo, ta hòan tòan có thể giúp các nhân viên có được 3 phẩm chất đó. Điều đó có nghĩa là khi ta giúp cho người nhân viên có được 3 phẩm chất nói trên thì khi đó ta đã giúp cho nhân viên của mình có sự chủ động trong công việc.
Vấn đề là làm thế nào để giúp cho nhân viên của mình có được 3 phẩm chất nói trên?
Dưới đây tôi xin trình bày giải pháp cho từng trường hợp như sau.
Giải pháp giúp nhân viên có trách nhiệm đối với bản thân.
Cách tốt nhất để giúp cho một nhân viên có trách nhiệm đối với bản thân là giúp họ nhận ra được bản chất chủ động hành động (hay bản chất tự do tinh thần) của mình. Khi họ tự nhận ra được bản chất chủ động hành động của mình, họ sẽ nhận ra là mọi hành động của mình, đều là do mình lựa chọn và kết quả do những hành động đó gây ra, cũng là lựa chọn của mình, dù mình biết hay không biết điều đó. Khi đó họ bắt đầu có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, không đổ thừa cho hòan cảnh, môi trường hay người khác nữa. Họ cũng bắt đầu có trách nhiệm hơn với tương lai của mình và từ đó đi đến có trách nhiệm với công việc của mình.
Trong thực tiễn, tôi đã triển khai đào tạo để giúp học viên nhận ra trách nhiệm của mình đối với bản thân qua 2 giai đoạn như sau:
Giai đọan 1: Khám phá trách nhiệm với bản thân
Để hoàn thành giai dọan này ta phải tiến hành qua các bước như sau:
  • Bước 1: Trải nghiệm quyền chủ động hành động (quyền tự do lựa chọn sự đáp ứng) thông qua các trò chơi thực tế.
  • Bước 2: Khám phá ra quyền này trong quá trình thực hành trải nghiệm
  • Bước 3: Duy trì, bảo vệ việc sử dụng quyền chủ động hành động.
  • Bước 4: Sử dụng quyền chủ động hành động trong môi trường lớp học.
  • Bước 5: Từ bỏ quyền chủ động hành động trong môi trường lớp học ---> sau hành động từ bỏ này, học viên sẽ nhận ra rằng mình không thể nào từ bỏ sự chủ động được. Ngoài ra trong bước này học viên sẽ được yêu cầu việc từ bỏ quyền chủ động và từ đó hoc viên sẽ nhận ra là mình không thể nào bị động được, mình luôn luôn chủ động ------> Mọi hành vi của mình đều là lựa chọn của mình -------> mọi kết quả của những hành vi do mình lựa chọn cũng là lựa chọn của mình --------> Những gì xảy đến với mình đều là sự lựa chọn của mình (vì nó là kết quả của những hành vi mà mình đã tạo ra trongq úa khứ) --------> mình cần phải lựa chọn những hành động để tương lai xảy ra đúng như mong muốn của mình. ----> Có ý thức trách nhịem đối với bản thân
Giai đọan 2: Làm rõ dấu hiệu vô trách nhiệm đối với bản thân
  • - Là gì?
  • - Như thế nào?
  • - Điều gì xảy ra?
  • - Các dấu hiện
  • - Liên hệ bản thân
Kết thúc chương trình này, người nhân viên có ý thức về trách nhiệm với bản thân, xác lập mục tiêu cuộc đời và phấn đầu thực hiện..
Giải pháp giúp nhân viên có ý thức làm chủ trong công việc
Để giúp cho nhân viên có ý thức làm chủ trong công việc thì công tác hữu hiệu nhất chính là đào tạo. Nhưng cần phải đào tạo theo tinh thần chủ động, học viên là người chủ động giải quyết vấn đề, khám phá ra những tri thức mới (được đề cập ở phần trên). Khi đó họ sẽ tự động thay đổi hành vi của mình theo hường tích cực hơn.
Giải pháp giúp nhân viên có lòng tự trọng
Để giúp cho nhan viên có lòng tự trọng, chương trình đào tạo phải giúp họ khám phá ra thế nào là lòng tự trọng? những dấu hiệu và nguyên nhân của sự thiếu lòng tự trọng là gì? Sau khi đã biết nguyên nhân, tự mỗi người sẽ biết cách để khác phục sự thiếu lòng tự trọng của mình.
* Lưu ý:
Để có thể đạt mục tiêu nói trên thì các chương trình đào tạo nhân sự cần phải được thiết kế sao cho khi tham dự:
  • - Học viên phải tự mình giải quyết và khám phá vấn đề
  • - Học viên buộc phải vận động trí não để giải quyết ván đề
  • - Học viên phải tự mình giải tỏa các thắc mắc của bản thân, không ỷ lại vào giảng viên
Với những yêu cầu như vậy về chương trình, thì không phải bất cứ học viên nào khi tham dự cũng đạt được kết quả, mà kết quả chỉ đạt được khi học viên tham dự khóa học đạt được các điều kiện sau:
  • - Có nhu cầu phát triển bản thân
  • - Có tinh thần học hỏi cầu tiến
  • - Tự nguyện tham gia các khóa học
  • - Nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề của bản thân
  • - Chấp nhân làm việc một cách chủ động theo yêu cầu của lớp học
  • - Chấp nhận và tuân thủ các quy định của khóa học cùng với sự hướng dẫn của giảng viên
Bước này được xem là hòan thành khi ta xây dựng xong chương trình đào tạo nhân sự giúp đạt được các mục tiêu nói trên.
Kỷ Yếu Ngày Nhân Sự Việt Nam - Vietnam HRDay
* Tác giả: Nguyễn Đức Quý
Nhân Viên Mới st 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét