Ai làm nghề nhân sự có lẽ đều không xa lạ gì hai từ HR, tôi tò mò không biết khi gõ từ HR trên Google thì sẽ tìm được kết quả gì? Cũng không có gì quá đặc biệt khi tìm thấy những kết quả bình thường, tuy nhiên có một bài báo khiến tôi phải suy nghĩ khi làm chuyên viên HR. Xin chia sẻ với các bạn đang làm chuyên viên HR và những bạn trẻ đang trên con đường trở thành giám đốc nhân sự - CPO, HRM, CEO.
(Ngoisao.net) Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ thông tin cho bạn những câu hỏi thường được đặt ra cho các ứng viên làm việc trong ngành nhân sự khi tham dự phỏng vấn.
Bạn sẽ có cơ hội để tự kiểm tra xem liệu mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc này chưa. Hãy bắt đầu nhé:
1. Theo bạn, đâu là các tố chất cần thiết đối với một chuyên viên nhân sự?
A. Bảo mật mọi vấn đề: Trong phòng nhân sự, tôi thường xuyên cập nhật các thông tin tối mật như: thông tin về tương lai của các nhân viên và dĩ nhiên không thể chia sẽ nó với bất cứ ai. Các nhân viên cần phải tin tưởng các chuyên viên nhân sự. Các nhân viên tiết lộ các thông tin cá nhân cho tôi, và tôi không thể đánh mất lòng tin nơi họ. Tôi được mọi người tôn trọng, các nhân viên trước đây có thể xác nhận điều này cho tôi.
B. Một chuyên viên nhân sự phải thực sự năng động, luôn bận rộn và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Nếu không có công việc gì để quản lý, tôi có thể làm các công việc tiên phong. Tôi thích học hỏi những điều mới, tôi luôn thích khám phá các cách làm việc thông minh hơn. Tôi rất thích thú đối với những thử thách trong công việc.
C. Tôi chỉ dựa vào người tôi đang làm việc cho. Tôi làm việc như một trợ thủ đắc lực. Tôi cố gắng đọc suy nghĩ của ông chủ và đoán trước mọi việc ông ta sẽ làm. Tôi chỉ có thể có được lòng tin nhờ làm như thế. Tôi rất trung thành và lúc nào cũng cố gắng là một nhà lãnh đạo tốt.
Đáp án:
A. Đây là câu trả lời tốt nhất vì đưa ra các nguyên nhân và ví dụ để minh họa. Nó cũng cung cấp các thông tin về kinh nghiệm làm việc trước đây và những điều người khác nói về bạn. Nó cũng thể hiện rằng bạn là người có kỹ năng giao tiếp.
B. Mặc dầu câu trả lời này thể hiện bạn có kỹ năng làm việc tốt và quan điểm tiên phong, nó chỉ thể hiện phương thức làm việc của bạn. Câu trả lời này quá chú trọng vào các nhu cầu của bạn. Một câu trả lời mạnh mẽ hơn nên chứng minh điều bạn có thể làm được, điều bạn đã làm được khi đảm nhận vị trí này.
C. Câu trả lời này nói đề cập đến các suy nghĩ của bạn về lòng trung thành và đạo đức công việc, không hề minh họa cho công việc của bạn. Nó cũng không trả lời cho câu hỏi được đặt ra. Hãy luôn bám sát vào câu hỏi.
2. Anh/chị từng đối đầu với đồng nghiệp chưa?
A. Tôi chưa từng phải đối đầu với các đồng nghiệp. Tôi có gắng phớt lờ những người làm tôi cảm thấy bực mình. Thỉnh thoảng tôi đi thả bộ nếu có ai đó quấy rầy tôi hay lảng tránh họ nếu cần. Thật ra, tôi đang cố gắng quan hệ tốt với mọi người.
B. Tôi từng gặp vướng mắc với một người đồng nghiệp, cô ta không tập trung làm việc do đó làm ảnh hưởng đến công việc của tôi. Tôi đã sắp xếp một cuộc nói chuyện với cô ta. Nhờ đó, tôi biết rằng, cô ta không hề biết được những việc làm của cô ta đang ảnh hưởng đến tôi và cô ta đang thật sự cần có ai đó để giải thích về điều này. Đã không còn rắc rối nào xảy ra kể từ ngày hôm ấy, chúng tôi vẫn quan hệ tốt với nhau.
C. Một trong các đồng nghiệp của tôi đi làm muộn và thường về sớm mỗi ngày. Tôi nghĩ điều này không thể chấp nhận được. Tôi đã nói cho anh ta suy nghĩ này của mình. Từ đó chúng tôi không trò truyện với nhau nữa.
Đáp án:
A. Đây không phải là câu trà lởi tốt nhất.
Câu trả lời này thể hiện thái độ thụ động. Dù bạn đang có gắng giữ thái độ hòa thuận, đây không phải là một cách tốt để giải quyết các vấn đề. Khi bạn cố tình lảng tránh các rắc rối thay vì giải quyết chúng, bạn không hề thể hiện mình là một thành viên của tập thể. Bạn đang tự tạo cho mình những căng thẳng quá mức.
B. Đây là câu trả lời tốt nhất
Ai cũng gặp phải rắc rối, quan trọng nhất vẫn là cách thức bạn giải quyết nó. Câu trả lời này chứng tỏ kỷ năng giao tiếp của ứng viên – đây là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở các nhân viên nhân sự. Nó cũng thể hiện rằng bạn là người biết mình, biết ta, không muốn giẫm lên chân của người khác.
C. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất
Nếu bạn không có trách nhiệm giám sát hành vi của một cá nhân nào đó, bạn sẽ không có quyền bảo họ làm điều này hay điều kia. Đối mặt với một người nhân viên thiếu kỷ luật làm việc, bạn thể hiện thái độ của mình, còn anh ta thì sao? Thay vì nói thẳng với anh ta, tốt hơn bạn nên trao đổi với người giám sát. Điều này bộc lộ bạn là người có kỹ năng giao tiếp và biết thông cảm. Bạn không thể có một đội ngũ làm việc hiệu quả khi các thành viên không muốn trao đổi với nhau.
3. Hãy nói cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của anh/chị?
A. Tôi đã làm việc cho rất nhiều dự án trong bộ phận quản lý nhân sự. Tôi chỉ làm các công việc gián tiếp, quản lý việc đền bù cho người lao động. Hiện tại, tôi hy vọng có thể làm việc với nhiều người hơn, được phát triển nghề nghiệp và thử thách.
B. Trong 8 năm vừa qua, tôi đã làm việc tại phòng quản lý nhân sự. Tôi đã nắm vững các kiến thức về quy trình quản lý nhân sự và hoàn tất các chương trình đào tạo chuyên môn. Điểm mạnh của tôi, theo mọi người chính là khả năng giao tiếp tốt. Tôi tin rằng tôi có thể công hiến nhiều cho công ty với tư cách là một thành viên.
C. Tôi không chắc chắn về yêu cầu của công việc, vì thế tôi không biết kinh nghiệm nào của tôi sẽ phù hợp. Tôi đã làm việc tại phòng quản lý nhân sự trong nhiều năm. Tôi thích làm việc với mọi người và cũng đạt được một số thành công. Thực sự, tôi chưa tìm thấy một công việc nào làm tôi quan tâm. Vì thế, tôi nghĩ rằng công việc của công ty ông/bà sẽ là thách thức đồng thời là cơ hội để tôi phát triển.
Đáp án:
A. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất
Câu trả lời này tập trung vào các nhu cầu và yêu cầu của bạn đối với công việc hơn là sự cống hiến hay hay sự phù hợp về năng lực của bạn đối với vị trí mới. Câu hỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng dành cho ứng viên là: “Anh/chi có thể cống hiện gì cho công ty chúng tôi?”.
B. Đây là câu trả lời tốt nhất
Câu trả lời này giúp người phỏng vấn nhận biết được các kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn sẽ đóng góp cho công việc mới. Kỹ năng giao tiếp giữa con người với nhau chính là nền tảng của bộ phận quản lý nhân sự.
C. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất
Bạn cần phải tìm hiểu về công việc cũng như các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí này. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có được một buổi phỏng vấn thành công.
4. Hãy giới thiệu về bản thân anh/chị và các kinh nghiệm trong quá khứ.
A. Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi lập gia định và định cư tại đây. Tôi đã tốt nghiệp đại học và làm việc cho bộ phận quản lý nhân sự của một công ty lớn được hơn 8 năm. Tôi đã được thăng chức 2 lần. Tôi đang tìm một công việc mang tính thử thách năng lực. Tôi chấp nhận đi từ nấc thang đầu tiên.
B. Tôi thích làm việc trong tập thể và có khả năng giao tiếp với nhiều người. Tôi đã tốt nghiệp đại học ngành xã hội học và kinh qua nhiều công ty. Tôi làm việc rất chăm chỉ và có thể chịu được áp lực công việc cao.
C. Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nhân sự. 2 năm trước, tôi đã làm việc cho một công ty công nghệ sinh học. Tôi có khả năng giao tiếp thành thạo và từng hoạch định chính sách nhân sự cho các công ty. Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường đầy thử thách và nhiều áp lực.
Đáp án:
A. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất
Ứng viên không nên đề cập các thông tin cá nhân như: gia đình, hôn nhân… Hãy thận trọng khi nêu lên các thông tin riêng tư trong cuộc phỏng vấn.
B. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời khá mơ hồ, bạn nên đề cập cụ thể hơn về các kinh nghiệm, kỹ năng và đặc điểm tính cách của bản thân. Bạn phải biết nhà tuyển dụng đang thực sự cần đến điều gì.
C. Đây là câu trả lời tốt nhất.
Bạn đã cung cấp cho người phỏng vấn bản phác thảo cụ thể về các kỹ năng, kiến thức và tích cách của bản thân.
5. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị
A. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi các nhân viên của mình không hoàn thành công việc đúng thời hạn.Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc của tôi.
B. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi là người không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu với các công việc khó khăn nhất. Tôi rất dễ chịu.
C. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Công ty cũ của tôi đã trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc và chính sách quản lý, để phù hợp với hoàn cảnh mới tôi đã tự điều chỉnh mình. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu thích công việc mình làm, do đó tôi thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện mình , tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn để tránh không phải tốn nhiều thời gian như thế.
Đáp án:
A. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời này không cụ thể. Mọi người ai cũng tự cho rằng mình làm việc chăm chỉ. Hãy tự nhận định về các điểm mạnh của bản thân trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Những điểm yếu thường rất khó để trả lời, vì thế bạn nên chuẩn bị trước.
B. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời mơ hồ, các điểm mạnh và điểm yếu không nhất quán với nhau. Bạn hãy sử dụng từ ngữ một cách chọn lọc khi mô tả về bản thân mình.
C. Đây là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời đã nêu lên được ví dụ cụ thể về các điểm mạnh. Những nhà tuyển dụng thường tìm kiếm ở các ứng viên khả năng giao tiếp và sự linh hoạt. Các yếu điểm đã được trình bày một cách khôn khéo bằng những lời lẽ tích cực.
6. Hãy nói về công việc khó khăn nhất mà anh/chị đã gặp phải?
A. Tôi phải giải thích với các nhân viên về chính sách bảo hiểm y tế mới. Trước đây họ được hoàn 80% phí khám bệnh, nhưng giờ thì không còn nữa. Và dĩ nhiên mọi người không hài lòng với cách làm này. Để giải quyết khó khăn, tôi đã tổ chức các cuộc thảo luận với từng nhóm nhân viên. Tôi đã tốn rất nhiều thời gian để giải thích tuy nhiên cuối cùng họ quyết định tìm một công việc khác.
B. Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong công việc đến nỗi tôi không thể kể ra một cách cụ thể được. Hàng ngày, tôi làm việc với rất nhiều nhân viên. Tôi có gắng ưu tiên và giải quyết các vấn đề vướng mắc xảy ra trước. Thường, có một số nhân viên không muốn thực hiện theo yêu cầu của công ty, tuy nhiên tôi phải tuân theo các chính sách.
C. Chúng tôi phải thiết kế một hệ thống đánh giá kết quả công việc mới. Chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian làm việc không kể ngày đêm. Chúng tôi phải thiết kế, vận dụng và điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn. Sau đó, chúng tôi tổ chức một chương trình huấn luyện. Chúng tôi đã phải rất cố gắng và nỗ lực.
Đáp án:
A. Đây là câu trả lời tốt nhất.
Ứng viên đã nêu lên công việc cụ thể cũng như khả năng đương đầu với các tình huống khó khăn. Kết quả không quan trọng bằng cách bạn giải quyết vấn đề.
B. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất. Ứng viên nên đưa ra ví dụ cụ thể hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
C. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời đề cập đến từ “chúng tôi. Đây là ví dụ rất hay tuy nhiên bạn nên thận trọng khi sử dụng từ “chúng tôi”, nó sẽ khiến nhà tuyển dụng không thể hình dung được đóng góp của bạn trong công việc.
7. Anh/ chị hãy kể cho chúng tôi về một kinh nghiệm khi công việc có sự thay đổi.
A. Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống. Tôi không thích sự thay đổi, tôi đã quen làm mọi việc theo một cách nhất quán trong khi mọi người lại nghĩ khi thay đổi nghĩa là làm mọi việc trở nên tốt hơn. Trong 2 năm vừa qua tôi đã có 4 ông chủ. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể điều chỉnh.
B. Tôi chỉ làm việc thôi. Tôi chấp nhận mọi việc. Tôi không đưa ra các quy tắc. Tôi chỉ làm theo. Tôi đã làm việc trong công ty cũ được gần 8 năm. Tôi làm việc chăm chỉ và tuân thủ mọi quy định.
C. Thay đổi trong công việc là điều tất yếu xảy ra. Công việc thường trở nên khó khăn hơn khi có sự thay đổi. Tôi đã trao đổi với ông chủ và chúng tôi đã bàn bạc về vấn đề này. Chúng tôi đã cùng thống nhất một bảng ghi nhớ và điều này đã tạo ra sự thay đổi lớn với tất cả các nhân viên.
Đáp án:
A. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất.
Ứng viên trong câu trả lời này thể hiện thái độ phàn nàn, đây là điều không tốt trong cuộc phỏng vấn. Đừng bao giờ chê bai hay phản đối về cách quản lý của công ty cũ.
B. Đây không phải là câu trả lời tốt nhất. Câu trả lời thể hiện tính cách thụ động của người ứng viên, chỉ biết chờ đời mọi việc diễn ra.
C. Đây là câu trả lời tốt nhất.
Ứng viên trong câu trả lời này đã thể hiện thái độ làm việc tích cực bằng cách sử dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết vấn đề. Hãy luôn ghi nhớ rằng cách thức quản lý công việc luôn được đánh giá cao hơn kết quả của nó.
Chúc các bạn thành công!
Dạo này
Nhân Viên Mới bận, đâm ra chả viết được gì ra hồn để chia sẻ với các anh chị em. Sắp
HRDay 2012 rồi, sang tháng chắc sẽ còn bận hơn nhiều lắm.