Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Nhân hòa của Lưu Bị

Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị, cả ba người này cuối cùng đều xưng đế. Thiên hạ chia ba, mỗi người hùng cứ một phương. 

Phàm đã gây dựng nghiệp đế, ai cũng phải hao tâm tổn sức. Song, trong ba người ấy, không ai gian khổ bằng Lưu Bị. 

Lưu Bị tuy dòng dõi tôn thất, nhưng xuất thân là kẻ dệt cói, đóng giày, không đất dung thân, lúc dưới trướng Tào Tháo, khi nương nhờ Viên Thiệu, Lưu Biểu... vậy mà cuối cùng đã chia ba thiên hạ, làm vua một nước. 
Bí quyết thành công của Huyền Đức nằm trong hai chữ Nhân Hòa. Ba lần đến lều cỏ, Lưu Bị mới gặp được Khổng Minh và trong buổi hội kiến đầu tiên ấy, Khổng Minh đã nói với Huyền Đức rằng: 

- Tào Tháo ở phía Bắc có Thiên Thời, Tôn Quyền ở phía Đông có Địa Lợi, chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa.

Khổng Minh nói như thế quả thật đã hiểu đến tận gan ruột của Lưu Bị. 

Trong đoạn trường gây dựng sự nghiệp, có thể có nhiều điều Lưu Bị phải nhờ Khổng Minh chỉ cho. Song, hai chữ Nhân Hòa thì Lưu Bị không phải đợi đến Khổng Minh, mà điều đó đã là máu thịt của Lưu Bị vậy. Lưu Bị là Nhân Hòa, phi Nhân Hòa bất thành Lưu Bị. Vì thế, khi nghe Khổng Minh nói: "Chúa công ở giữa nên lấy Nhân Hòa", Lưu Bị đã thấy ngay mình gặp được Khổng Minh như cá gặp nước. 

Huyền Đức không những Nhân Hòa với hai em Quan, Trương, với ba quân thuộc hạ, mà còn Nhân Hòa được cả với Tào Tháo, Tôn Quyền. 

Dù nuôi chí bao trùm vũ trụ, nuốt cả trời đất, nhưng khi ở dưới trướng Tào Tháo thì ngày ngày cuốc đất trồng rau, khi Tháo hỏi đến anh hùng trong thiên hạ thì kể đến Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương, Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại mà tự giấu mình, ấy là vì có Nhân Hòa mà Lưu Bị lừa được Tào Tháo. Khi sang làm rể ở Đông Ngô, Lưu Bị nhờ hết mực tôn kính Quốc Lão, Quốc Thái, mà vừa được vợ lại vừa an thân, ấy là vì biết Nhân Hòa mà qua được Tôn Quyền. 

Bởi có Nhân Hòa mà Lưu Bị có được dưới trướng những người hiền tài nhất trong thiên hạ như Khổng Minh, Vân Trường, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Khương Duy... 

Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa, ấy là ba yếu tố quyết định mọi thành bại ở đời. Song, con người không tạo ra được thiên thời, cũng không làm nên địa lợi mà chỉ gây dựng được Nhân Hòa. 

Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi, ấy là hai thứ có sẵn, trời đất ban cho. Còn Lưu Bị muốn có nhân hòa thì tự mình phải làm lấy, phải bền bỉ phấn đấu mới có. 

Tào Tháo sống theo triết lý "thà ta phụ người chứ không để người phụ ta" thì làm sao có Nhân Hòa? Tôn Quyền vì ngai vàng của mình mà chịu nhục hàng Tào, nhận cửu tích, bá chủ đất Giang Đông mà để mẹ phải sầu muộn, em gái tự sát, người như thế cũng không thể có Nhân Hòa. Phải là người khóc rỏ máu mắt với dân chúng ở Phàn Thành, thà chịu khốn khó chứ nhất định không lấy đất Kinh Châu của đứa cháu họ, biết ba phen quỳ trước lều cỏ, biết đồng cam cộng khổ với ba quân như Lưu Bị mới có được Nhân Hòa. 

Và, nhờ Nhân Hòa mà Triệu Vân hai bận quên chết cứu ấu chúa, lão tướng Hoàng Trung quên tuổi tác ba phen đòi lên ngựa cầm gươm. Nhờ có Nhân Hòa mà Lưu Bị làm nên nghiệp đế. "Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa" (Thuận cơ trời không bằng địa lợi, được địa lợi không bằng được lòng người), Mạnh Tử nói thế quả đúng vậy. 

Với Nhân Hòa có thể làm nên nghiệp lớn, nhưng để có Nhân Hòa thật không dễ. Hiền mà ngu thì người khinh, tài mà ác thì người ghét. Chỉ bậc đại nhân, đại trí mới có Nhân Hòa. 

Đọc Tam Quốc, người đời chỉ thấy cái tài của Khổng Minh mà không thấy cái trí của Lưu Bị. Cái trí của Huyền Đức, chính Khổng Minh nói ra: 

- Không phải ta khóc Mã Tốc đâu. Ta nhớ khi Tiên Đế lâm chung ở thành Bạch Đế có dặn ta rằng: "Mã Tốc nói khoác quá sự thực, không nên đại dụng". Nay đúng như lời ấy. Vì thế, ta hối hận và lại nhớ đến Tiên Đế cho nên đau lòng mà khóc đó thôi. 

Suốt đời, Lưu Bị xem Khổng Minh là thầy. Ấy là đức khiêm của Huyền Đức. Lão Tử nói khiêm là cái đức của đất. Vâng, đất rất khiêm nhường mà dựng nên núi non trùng điệp và cho nhân loại mùa màng, hoa trái. Ai không có đức khiêm, người ấy không có Nhân Hòa. 

Suốt đời mình, Lão Tử chỉ viết một cuốn sách mỏng, gồm 5.000 chữ. Cuốn sách đó đã được dịch ra hàng trăm thứ tiếng trên thế giới. Một học giả phương Tây - ông Reme Bertrand viết rằng "Lão Tử chỉ viết rất vắn tắt - Đạo Đức Kinh. Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy mà chứa đựng tất cả sự khôn ngoan trên trái đất này". 

Và trong 5.000 chữ của Lão Tử có câu này: "Tri giả bất ngôn. Ngôn giả bất tri" (Biết thì không nói. Nói là không biết). 

Trong thế giới hiện đại của chúng ta hình như các nhà DN Nhật Bản học được nhiều nhất hai chữ Nhân Hòa. Trong hãng của họ, mọi người đều tình nguyện đi sớm về muộn, làm việc hết sức tận tụy. Các chàng trai Nhật Bản đêm ngủ còn mơ thấy tiếng máy chạy và những sản phẩm trôi trên băng chuyền. 

Tôi nhận thấy cứ mười vụ công an kiểm tra các DN thì có đến 9 vụ do nội bộ kiện tụng nhau mà ra. Cái khôn tuôn ra mồm là khôn ngu. Khôn hiện ra mặt là khôn dại. Người khôn mà khiêm nhường mới là đại khôn. 

Muốn có nhân hòa thì phải biết khiêm. Trong lều cỏ của Khổng Minh trước khi xuống núi giúp Lưu Bị có treo một đôi câu đối như sau: "Đạm bạc dĩ minh chí, minh tĩnh dĩ chí viễn" (Đạm bạc để sáng chí, yên lặng để đi xa). Phải sống như thế mới có nhân hòa. Tôi thấy nhiều chủ DN bây giờ chưa kịp lớn đã sống xa hoa và ầm ĩ. 

Chắc chắn một doanh gia lấy thiên hạ làm thầy sẽ gặt hái được nhiều hơn doanh gia lấy mình là thầy thiên hạ.

Tự sự của nhân viên mới

Lâu lắm mới có thời gian sờ đến Blog :)) cũng là lần đầu tiên mình ngồi nhà mà mở được Blog (trước giờ mạng nhà mình toàn chặn không à). Sau HR Day, mình vắt chân lên cổ với ảnh ọt, clip, hội thảo và hội thảo...

Lúc bé, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn .

Lúc bé, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.

Lúc bé, tưởng đông bạn là hay, bây giờ mới biết vẫn chỉ có mình mình.

Lúc bé, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm, chỉ đến ở những chỗ không người, đến giờ mới hiểu, lúc bên nhau, sự ấm áp mới thật mong manh, mà nỗi cô đơn sao lại gần gũi thế.

Lúc bé, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết sau yêu còn có chia tay.

Lúc bé, tưởng thành người lớn là lớn, bây giờ đã thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn, và đến khi thật sự thành người lớn thì người ta sẽ biết không bao giờ bé trở lại được.

Lúc bé, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì là có thể nhổ, bây giờ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết sâu vẫn còn.

Lúc bé, tưởng mình có thể thay đổi cá thế giới, giờ thấy được ngay cả 1 người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

Lúc bé, cứ thích trở thành người phụ nữ phức tạp, tưởng thế là hay lắm. Giờ phức tạp đến độ không hiểu nổi mình, mới giật mình muốn trở thành một cô gái đơn giản, mà cũng chẳng được nữa rồi.

Lúc bé, tưởng yêu một người thì dễ, quên một người mới khó. Giờ thấy mình quên đi nhiều người cũng dễ dàng, nhưng để yêu, mới khó làm sao.

Lúc bé, thích định nghĩa về tình yêu, tình yêu là X, là Y, là A,B,C,D; bây giờ lớn lại cuống cuồng, vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả .

Lúc bé, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Giờ thì biết yêu đến đó, rồi đi đó, như mưa bóng mây, hay dù có như chớp bể mưa nguồn thì cũng vậy, có đó rồi mất đó. Và thật sự cũng chẳng biết thứ gì là quan trọng nhất.

Lúc bé tưởng khi đi xa nhà là thích nhất, giờ xa nhà mới thấy buồn và nhớ thế nào.

Lúc bé tưởng mọi người sống vì mình, giờ lớn rùi mới thấy mình cần sống vì mọi người.

Lúc bé chơi trò cô dâu chú rể thấy đó là mơ ước, giờ mới thấy đó là thử thách.

Lúc bé tưởng cuộc sống là hôm nay, giờ lớn mới thấy sẽ còn có ngày mai và cả quá khứ

Lúc bé tưởng con trai, con gái giống nhau, giờ mới thấy chẳng ai giống ai.
Lúc bé tưởng cho đi là hết,là tiếc nuối, giờ mới thấy cho đi là hạnh phúc, là còn mãi.

Lúc bé tưởng để trở thành hoàng tử cần cao lớn, đẹp trai và khoác trên mình bộ áo choàng thật đẹp, giờ thấy ko có những điều đó vẫn trở thành "hoàng tử" của một ai đó

Lúc bé , nghỉ học là chuyện lạ. Lớn lên mới biết, chuyện lạ là đi học...

Lúc bé, tưởng đến trường là phải học. Lớn lên mới biết, đến trường còn được ... ngủ .

Lúc bé, tưởng thi xong là hết. Lớn lên mới biết , sau thi còn có thi lại...

Lúc bé, tưởng chỉ gặp được thầy cô ở trường. Lớn lên mới biết, còn có thể gặp ở nhà thầy cô nhiều lần...

Lúc bé , tưởng điểm 10 mới là giỏi. Lớn lên mới biết, chỉ 5 thôi đã quý lắm rồi...

Lúc bé, tưởng càng học càng giỏi. Lớn lên mới biết, càng học càng thấy mình ngu...

Lúc bé,thấy cuộc sồng đơn giản.Giờ mới thấy cuộc sống phức tạp đến chừng nào.

Lúc bé,nghĩ tình yêu là điều xa xỉ,giờ mới biết yêu cỡ nào cũng ko đủ! Lúc bé,cho 10.000 là dư,giờ cho 1 triệu cũng ko đủ.

Lúc bé thấy tiền ko thích bây giờ lớn thích cũng ko có đâu ra mà thích......

Lúc bé tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.

Lúc bé rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi tôi lớn lên mới biết sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều..

Lúc bé tưởng tượng rất nhiếu, và giờ đây khi lớn lên mới nhận ra chuyện cổ tích không bao giờ có thật.

Lúc bé mẹ nói yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại, giờ lớn lên chợt nhận ra, có những yêu thương chỉ chomà không nhận.

Lúc bé mong mình lớn, giờ đây lớn rồi sao mong mình bé lại quá chừng ...

Lúc bé tưởng cuộc sống chỉ có ông bụt bà tiên. Lớn lên mới biết còn có ăn cướp, giựt đồ.

Lúc bé buồn thì khóc, vui thì cười, thấy mọi thứ đều đơn giản... nhưng giờ mới thấy sao xa lạ quá, là muốn trở về lúc bé nhưng lúc bé thì lại muốn trở thành người lớn.

Lúc bé, tưởng mình xấu xí. Bây giờ mới biết mình luôn đẹp nhất trong đôi mắt của một người.

Lúc bé, tưởng tình đầu là tình cuối. Giờ mới biết khi nó đã qua rồi ta mới nhận ra đó chỉ là tình đầu.

Lúc bé, tưởng "ngày mai không biết ra sao nữa, dù có ra sao cũng chẳng sao". Giờ mới biết thời gian quan trọng đến dường nào.

Lúc bé, tưởng kiến thức đã được học sẽ theo mình mãi mãi. Giờ mới biết kiến thức là những gì còn sót lại sau khi đã quên!

Lúc bé, tưởng cho đi là phải được nhận lại. Bây giờ mới biết cho đi là không bao giờ cần nhận lại. lúc bé, tưởng ta lớn lắm. Giờ mới biết, nhìn lại ta ngây ngô biết chừng nào.

Thứ hai sẽ phải đối diện với vô số chuyện mà chả biết sẽ có gì mới, sẽ làm gì và được gì đây??

Đúng là không nên né tránh va chạm


Sau gần 1 năm đọc lại bài viết này, mình có thể khắng định với các bạn là, nhẫn nhin rất tốt, nhưng phải nhịn đúng, vì nếu không nhịn quá nhiều vạn sẽ thành hèn, mà nó ăn vào máu thành thói quen thì hỏi làm sao để sửa ??

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì ở người tham khảo?

Xác nhận từ người tham khảo là bước cuối cùng trong quá trình sàng lọc trước khi nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị công việc và nó có thể quyết định đến việc bạn có nhận được lời đề nghị hay không. Dạo gần đây mình nhận được khá nhiều "CV xin việc của các bạn trẻ" các bạn ấy liệt kê vô số những hoạt động mà bạn ấy đã tham gia (như kiểu ghi cho nhiều) và hầu hết là các bạn ấy thiếu cái khoản người tham khảo. Chẹp! có thể nói là chán,... 

Nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu những thông tin gì ở người tham khảo?

Mọi công ty đều có cách xác nhận thông tin khác nhau nhưng hầu hết vẫn tìm kiếm lời xác nhận từ người tham khảo. Greg Szymanski, giám đốc bộ phận nhân sự của công ty quản lý Geonerco (Seattle, Mỹ) nói rằng, khi nhà tuyển dụng liên lạc với người tham khảo, họ thường muốn tìm hiểu xem những gì mà ứng viên thể hiện trong cuộc phỏng vấn có chính xác không. “Thường thì những gì không nói ra quan trọng hơn là những điều đã được nói đến. Và những câu trả lời ấp úng, ngập ngừng của người tham khảo rất đáng để xem xét”, Greg nói.

Vậy nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu những thông tin gì ở người tham khảo?

Xác minh công việc:

Một trong những câu hỏi mang tính chuẩn mực của các nhà tuyển dụng khi cần tham vấn người tham khảo là liên quan đến công việc của ứng viên. Nhà tuyến dụng muốn xác minh xem có phải ứng viên này đã từng làm việc với người tham khảo này hay không, ngày tháng năm làm việc và mối quan hệ giữa ứng viên với người tham khảo là như thế nào (sếp, đồng nghiệp hay bạn bè…).

Sean Milius, Chủ tịch của Healthcare Initiative – một chi nhánh của công ty tuyển dụng toàn cầu MRINetwork nói rằng, nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết tại sao cần chọn bạn. “Sẽ rất quan trọng nếu những gì mà người tham khảo nói ra trùng khớp với những gì mà ứng viên đã thể hiện trong buổi phỏng vấn”, Milius nói.  “Và sẽ to chuyện nếu ứng viên nói việc rời khỏi công ty là “một sự chia tay lẫn nhau” trong khi đó người tham khảo lại nói rằng họ đã rời bỏ công ty hoặc bị sa thải”. Các ứng viên phải luôn ghi nhớ là cần trung thực trong các câu hỏi về lý do nghỉ việc vì rất có khả năng các nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra lại thông tin này.

Hiệu suất nơi làm việc:

Sau khi hỏi những câu hỏi cơ bản, nhà tuyển dụng cũng có thể đề cập sâu hơn đến hiệu suất làm việc của ứng viên. Những câu hỏi liên quan đến hiệu suất nói chung sẽ bao gồm cả những điểm mạnh, điểm tiến bộ, khả năng làm việc theo nhóm và những thành tích lớn nhất mà ứng viên đã đạt được ở công ty cũ. Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng, những câu hỏi dưới đây bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là những câu thường xuyên được hỏi khi cần xác nhận thông tin từ người tham khảo:

- Ông/bà có thể cho biết điểm mạnh nhất của anh ta/cô ta là gì?
- Ông/bà đánh giá kỹ năng giao tiếp của anh ta/cô ta như thế nào?
- Điều gì thúc đẩy anh ta/cô ta tốt nhất?
- Ông bà có thể đề nghị thuê lại anh/cô ta làm việc không?

Về cá nhân ứng viên:

Các chuyên gia cho rằng, khi hỏi những câu liên quan đến hiệu suất công việc sẽ cung cấp thêm những góc nhìn khác về ứng viên. “Nếu nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên này là người như thế nào thì phải khéo léo hỏi người tham khảo những câu hỏi để có được thông tin đó theo một cách khác thay vì hỏi trực tiếp”. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như: “Bạn có tin tưởng để ứng viên này trông giúp con cái khi bạn đi nghỉ không?” hay “Bạn có thể mời ứng viên này đi ăn tối ở nhà hàng với những người thân của bạn không?”. Những câu hỏi không liên quan đến công việc hoặc liên quan đến đời tư thường rất hữu ích, ngay cả khi người tham khảo có nói ra hay không, chỉ cần thông qua cách thức mà anh ta/cô ta trả lời, nhà tuyển dụng cũng có thể nắm bắt được nhiều điều về ứng viên mà họ đang nhắm tới.

Người tham khảo là ai?

Chắc chắn là những câu trả lời của người tham khảo sẽ rất có trọng lượng đối với quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng. Nhưng quan trọng người tham khảo này là ai? Nếu bạn chỉ cung cấp người tham khảo là mẹ, chị gái hay bạn thân thì rất có thể bạn sẽ “mất điểm” của nhà tuyển dụng.

Các chuyên gia cho rằng, hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích ứng viên lựa chọn sếp cũ hay người giám sát trực tiếp làm người tham khảo” bởi họ thường có khả năng để cung cấp một ý kiến tương đối khách quan và ít bị chi phối để đưa ra những nhận xét tích cực nếu họ thấy không thực sự xứng đáng.

Tốt nhất là ứng viên nên lựa chọn sếp cũ của mình để làm người tham khảo, bởi những đánh giá của họ sẽ có trọng lượng hơn là việc lựa chọn đồng nghiệp làm người tham khảo. Các ứng viên cũng nên lựa chọn người tham khảo là những người mà ứng viên đã từng làm việc ít nhất trong vòng 1 năm, có những hiểu biết đúng về khả năng và có thể chứng thực cho những đóng góp của ứng viên.

Trong khi chưa biết chính xác những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi người tham khảo thì các ứng viên vẫn nên sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc gọi này và thống nhất một thông điệp với người tham khảo.

Các chuyên gia cho rằng, nếu ứng viên thực hiện tốt việc lựa chọn người tham khảo thì người tuyển dụng có thể sẽ không cần đến việc xác minh người tham khảo cũng có thể hiểu được phong cách làm việc của ứng viên. Chuyên gia cũng khuyên rằng, ứng viên nên chia sẻ những mô tả công việc cơ bản với người tham khảo và gợi nhắc họ nhớ lại vị trí cũng như những đóng góp và cống hiến của ứng viên khi còn làm việc cùng nhau.

Do kiến thức và kinh nghiệm của Nhân Viên Mới còn rất hạn chế, mong các anh chị góp ý thêm. 

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Phân tích công việc trong quản trị nhân sự

Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết của mọi nhà quản trị nhân sự. Phân tích công việc mở đầu cho vấn đề tuyển dụng nhân viên, là cơ sở cho việc bố trí nhân viên phù hợp. Một nhà quản trị không thể tuyển chọn đúng nhân viên, đặt đúng người vào đúng việc nếu không biết phân tích công việc.

Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.

I. Nội dung cơ bản của phân tích công việc:

- Phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản trị nhân sự nhằm thực hiện công việc một cách tốt nhất.

 - Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.
- Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện công việc.
 - Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân, những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích... của người thực hiện công việc. Bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc tuyển lựa, chọn lọc và đào tạo nhân viên, đánh giá việc thực hiện công việc và trả công lao động.

  1.2. Thông tin để thực hiện phân tích công việc: Để thực hiện phân tích công việc được chính xác cần phải sử dụng các loại thông tin dưới đây:
1. Thông tin về tình hình thực hiện công việc: Các thông tin được thu nhập trên cơ sở của công việc thực tế thực hiện công việc, như phương pháp làm việc, hao phí thời gian thực hiện công việc, các yếu tố của thành phần công việc.
  2. Thông tin về yêu cầu nhân sự: Bao gồm tất cả các yêu cầu về nhân viên thực hiện công việc như học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức hiểu biết liên quan đến thực hiện công việc, các thuộc tính cá nhân.
  3. Thông tin về các yêu cầu đặc điểm, tính năng tác dụng, số lượng, chủng loại của các máy móc, trang bị dụng cụ được sử dụng trong quá trình sử dụng công việc.
  4. Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc: Bao gồm các tiêu chuẩn, định mức thời gian thực hiện, số lượng, chất lượng của sản phẩm hay công việc... Tiêu chuẩn mẫu là cơ sở để đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên.
  5. Các thông tin về điều kiện thực hiện công việc: Bao gồm các thông tin liên quan đến các vấn đề điều kiện làm việc như sự cố gắng về thể lực, điều kiện vệ sinh lao động, thời gian biểu, điều kiện tổ chức hoạt động, của công ty, chế độ lương bổng, quần áo đồng phục...

  1.3. Trình tự thực hiện phân tích công việc:
Bước 1: Xác định mục đích sử dụng các thông tin phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích hợp lý nhất.
Bước 2: Thu nhập các thông tin cơ bản trên cơ sở sơ đồ tổ chức, các văn bản về mục đích yêu cầu, chức năng quyền hạn của công ty, phòng ban, phân xưởng, sơ đồ quy trình công nghệ và bảng mô tả công việc cũ (nếu có).
 Bước 3: Chọn lựa các vị trí đặc trưng và những điểm then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn trong phân tích công việc, nhất là khi cần phân tích các công việc tương tự như nhau.
 Bước 4: Áp dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin phân tích công việc. Tuỳ theo yêu cầu mức độ chính xác và chi tiết của thông tin cần thu thập. Tuỳ theo dạng hoạt động và khả năng tài chính, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thu nhập thông tin sau đây: Quan sát, bấm giờ, chụp ảnh, phỏng vấn, bảng câu hỏi.
 Bước 5: Kiểm tra, xác minh lại tính chính xác của thông tin. Những thông tin thu thập để phân tích công việc trong bước 4 cần được kiểm tra lại về mức độ chính xác, đầy đủ bằng chính các nhân viên, công nhân thực hiện công việc và các giám thị, giám sát tình hình thực hiện công việc đó. Bước 6: Xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

2- Các phương pháp phân tích công việc:
  2.1. Phương pháp phân tích công việc trên cơ sở của việc đánh giá thực hiện các chức năng.
- Phương pháp này được dựa trên ba yếu tố chủ yếu là: dữ liệu, con người và vật dụng. Mỗi loại yếu tố dữ liệu, mỗi nhân viên phải thực hiện các chức năng sau:
+ Những chức năng cơ bản của quá trình thực hiện công việc của một nhân viên.
Những chức năng cơ bản trong quá trình thực hiện công việc của một nhân viênnhahân viên.
Dữ liệu
Con người
Vật dụng
1. Tổng hợp
1. Cố vấn
1. Xếp đặt, bố trí
2. Phối hợp
2. Đàm phán
2. Làm việc chính xác
3. Phân tích
3. Chỉ dẫn
3. Thao tác kiểm tra
4. Sưu tập, biên soạn
4. Thanh tra, giám sát
4. Điều khiển
5. Tính toán
5. Tiêu khiển, giải trí
5. Thực hiện thao tác bằng tay
6. Sao chép
6. Thuyết phục
6. Chăm nom, giữ gìn
7. So sánh
7. Nói ra hiệu
7. Nuối nấng

8. Phục vụ
8. Giao nhận

9. Giúp đỡ theo chỉ dẫn

- Các số thứ tự chỉ mức độ khó khăn phức tạp và tầm quan trọng của các chức năng khi thực hiện công việc.

2.2. Phương pháp bảng câu hỏi phân tích chức vụ
Phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin định lượng, đánh giá mức độ của các trách nhiệm, nhiệm vụ của các công việc khác nhau. Người phân tích công việc phải xác định mỗi vấn đề có vai trò gì đối với công việc và nếu có thì ở phạm vi, mức độ áp dụng thế nào theo cách phân loại.
1 - Rất ít áp dụng
2 - Thỉnh thoảng
3 - Bình thường
4 - Đáng kể
5 - Thường xuyên
Tất cả công việc đều được đánh giá điểm trên cơ sở xác định xem công việc được đánh giá như thế nào theo 5 nhóm.
1 - Ra quyết định, giao dịch và trách nhiệm xã hội
2 - Thực hiện các công việc mang tính chất hành nghề, đòi hỏi kỹ năng cao.
3 - Công việc đòi hỏi sự cố gắng về thể lực.
4 - Công việc đòi hỏi phải điều khiển máy móc thiết bị
5 - Xử lý thông tin
Sử dụng kết quả bảng đánh giá câu hỏi phân tích chức vụ, để so sánh công việc này với công việc khác và làm cơ sở để trả lương cho nhân viên.

2.3. Phương pháp phân tích công việc theo chức vụ kỹ thuật:
Áp dụng để phân tích các công việc do công nhân thực hiện nhằm xác định cấp bậc hay mức độ phức tạp của công việc.
1 - Xác định những chức năng chủ yếu trong thực hiện công việc thông thường, có thể phân loại được
2 - Tính điểm các chức năng: So sánh các chức năng trên cơ sở các yêu cầu, đặc điểm khi thực hiện công việc, từ đó xác định quan hệ tỷ lệ giữa các chức năng. Chức năng thực hiện công việc được đánh giá là quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất so với tất cả các chức năng khác trong thực hiện công việc.
Mỗi chức năng lại chia thành bốn mức độ phức tạp, ứng với mỗi mức độ phức tạp đó người ta cho điểm tối thiểu đến tối đa.
3 - Xác định số điểm của mỗi công việc: Số điểm của mỗi công việc được tính bằng tổng số diểm cho tất cả các chức năng của công việc.
4 - Chuyển từ điểm sang bậc: Căn cứ vào tổng số điểm của mỗi công việc để chuyển từ điểm sang bậc. Mỗi công việc có mức độ phức tạp và tầm quan trọng khác nhau sẽ được xếp vào một cấp bậc kỹ thuật nhất định, công việc càng phức tạp, tinh thần trách nhiệm càng cao thì cấp bậc kỹ thuật cũng càng cao.
* Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước thống nhất quản lý trong phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp không có quyền ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật.
* Số lượng bậc của các công việc trong cùng một nghề bao giờ cũng tương ứng với số bậc lương của công nhân nghề đó.
* Khoảng cách về điểm giữa các bậc của các công việc trong cùng một nghề được xác định tương ứng với hệ số lương của công nhân nghề đó.

2.4- Nội dung chính của Bản mô tả công việc:
2.4.1. Thế nào là bản mô tả công việc?
Một bản mô tả công việc là văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ đó. Bản mô tả công việc phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tạo ra sự so sánh với các công việc khác và dễ hiểu đối với người giao cũng như người nhận công việc đó.
2.4.2. Tại sao lại cần thiết phải có bản mô tả công việc ?
- Để mọi người biết họ cần phải làm gì.
- Định ra mục tiêu và tiêu chuẩn cho người làm nhiệm vụ đó.
- Công việc không bị lặp lại do một người khác làm.
- Tránh được các tình huống va chạm
- Mọi người biết ai làm và làm nhiệm vụ gì
- Mỗi người đều phải có một bản mô tả công việc, thậm chí cả người chồng hoặc vợ của người chủ doanh nghiệp cũng phải có nếu họ có liên quan đến công việc.
2.4.3. Những thông tin mà một bản mô tả công việc cần có
Không có một mẫu chuẩn bào dành cho các bản mô tả công việc vì có quá nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên một bản mô tả công việc được cho là hiệu quả đều gồm các thông tin sau:

a. Tên công việc của người được tuyển vào cho việc đó, vị trí trong sơ đồ tổ chức, nơi làm việc: thành phố nào, nhà máy nào, phòng nào, máy móc gì v.v.

b. Công việc cần thực hiện:
Có bản mô tả chính xác ai là người thực hiện công việc đó, người đó sẽ tiến hành ra sao và tại sao lại làm công việc đó. Xác định phạm vi và mục đích công việc. Những hướng dẫn chi tiết bao gốm công việc được giao, nhiệm vụ cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công việc, phương pháp cụ thể, thiết bị kĩ thuật, điều kiện làm việc và những ví dụ cụ thể được diễn đạt theo một trình tự thời gian hoặc lozic.

c. Chỉ dẫn chi tiết về công việc:
Những kĩ năng tinh thần (nền tảng giáo dục, kiến thức công việc, trách nhiệm công việc) và những kĩ năng về thể chất, điều kiện làm việc là những yếu tố quan trọng trong bản mô tả công việc . Những đánh giá về các thuộc tính và tầm quan trọng của chúng có thể mang tính chủ quan vì những yêu cầu thường xuyên phát sinh từ việc thực hiện nhiệm vụ.

d. Tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Hầu hết những bản mô tả công việc đều nêu rõ nhiệm vụ cụ thể nhưng không yêu cầu cần phải thực hiện tốt công việc đó ở mức nào. Những tiêu chuẩn đối với việc thực hiện công việc đã loạI bỏ được yếu tố không rõ ràng này. Chẳng hạn như tiêu chuẩn có thể là: Trong một ngày phải lắp được 5 chiếc xe đạp hay bán tăng một số lượng hàng nhất định là ......trong một tháng.

2.5. Cần phải chuẩn bị bản mô tả công việc như thế nào?
Bản thảo của bản mô tả công việc có thể tiến hành theo 4 bước: lập kế hoạch, thu thập thông tin, viết lại và phê chuẩn.

Bước 1: Lập kế hoạch:
Việc chuẩn bị tốt dẫn tới kết quả tốt. Giai đoạn chuẩn bị cần phải xác định các trách nhiệm chính và công tác kiểm tra đánh giá?
Công việc đó nhằm đạt được cái gì? (Nhiệm vụ)
Người đảm đương công việc đó cần phải nỗ lực như thế nào? (Trách nhiệm)
Kết quả công việc được đánh giá như thế nào? (Kiểm tra)

Bước 2: Thu thập thông tin:
Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ để đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơ cấu tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan. Vị trí công việc được miêu tả rõ nhất bằng sơ đồ.
Những yếu tố cơ bản tạo thành công việc là: Trách nhiệm, thông tin, kết quả và điều kiện kinh tế.

Trách nhiệm gồm 2 yếu tố: Giao phó và cân nhắc. Về cân nhắc, bạn cần biết liệu người đảm đương công việc đó sẽ tiến hành theo sự suy xét riêng của bản thân, hay thực hiện sau khi đã xin phép trước, hay người đó giao quyền thực hiện đó cho người khác. Chẳng hạn, tìm hiểu xem quyền hạn về tài chính của người quản lý ở mức độ nào là một điều quan trọng. Có thể anh ta chỉ định các nhân viên khác hoặc một người quản lý khác và kiểm soát công việc của họ, xác định phương pháp làm việc và trật tự ưu tiên công việc, hoặc liệu anh ta có khả năng cấp vốn và những chi phí hiện tại hay không?

• Những yêu cầu về Trao đổi thông tin chính là muốn đề cập tới loại thông tin do người làm công việc đó nhận và cung cấp. Thông tin được truyền đạt hay ghi bằng văn bản. Thông tin đó quan trọng và phức tạp tới mức nào ? Người đảm nhận công việc đó phải thường tiếp xúc với những ai? Vị trí của họ ? Họ là những người trong hay ngoài công ty?

Kết quả công việc: Cuối cùng, điều cần thiết là xem người nhận công việc đó đã đạt được kết quả gì ? Kết quả đạt được dưới hình thức chỉ dẫn, đề xuất, tư vấn hay dịch vụ. Nếu đó là kết quả tổng hợp thì nó dùng để làm gì ? Đó có phải là đầu vào cho công việc của ai đó khác không ?

• Điều kiện về kinh tế: Mức lương và những lợi ích khác.

Bước 3: Phác thảo bản mô tả công việc:
Điều này nghĩa là chuyển những thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau và bao quát được phạm vi công việc. Bản mô tả công việc có thể do người làm công việc đó hoặc người quản lý soạn, đôi khi người quản lý viết bản thảo sau khi đã thảo luận với người đảm đương công việc.
Những chi tiết sau cần thiết khi soạn thảo các thông tin và chuyển chúng thành bản mô tả công việc .
Mục đích công việc:
Tại sao lại cần công việc này? Mục đích công việc cần được xác định trước khi phác thảo những vấn đề còn lại của một bản mô tả công việc. Tuy vậy có thể quay lại thay đổi mục đích công việc sao cho phù hợp sau khi đã hoàn thành bản mô tả công việc.
Nhiệm vụ chính\Trách nhiệm:
Nếu công việc bao gồm những chi tiết chính của một hoạt động thì phải được chỉ rõ trong mục những điểm căn bản của văn bản. Trong trường hợp cụ thể, cấu trúc tiêu biểu và phạm vi công việc phảI nổi bật trong văn bản. Một văn bản mô tả thành công là văn bản chỉ rõ phạm vi công việc, phác họa được nội dung công việc nhưng đồng thời phải rút ngắn những thông tin quá chi tiết về những thủ tục hàng ngày. Những thông tin quan trọng khác cần bao gồm là :
- Trách nhiệm báo cáo: công việc đó cần báo cáo với ai ?
- Kết quả đạt được: Công việc hoàn thành được xác định như thế nào ?
- Điều kiện kinh tế:
- Mức lương và những quyền lợi khác.

Bước 4: Phê chuẩn bản mô tả công việc:
Người làm công việc đó và người quản lý phải cùng nhau thảo luận và nhất trí về văn bản mô tả công việc. Người làm công việc đó và người giám sát hoặc người quản lý phải cùng thống nhất xem nên giải quyết như thế nào khi người làm công việc đó gặp phải những vấn đề cần giải quyết. Người quản lý cần chỉ đạo cấp dưới sao cho cùng thống nhất về bản mô tả công việc đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc sự chồng chéo lên nhau.

2.6 Nội dung chính của bảng tiêu chuẩn công việc:
Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng, phong phú. Những yêu cầu chung của bảng tiêu chuẩn công việc là:
- Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua.
- Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các môn học chủ yếu và tốt nghiệp.
- Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc, nghe và viết.
- Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được.
- Tuổi đời
- Sức khoẻ
- Ngoại hình
- Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc biệt như ghi tốc ký, đánh máy.
- Hoàn cảnh gia đình
- Tham vọng cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân.
- Các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu của công việc.






Bí quyết giúp xác định mức lương phù hợp

Hệ thống thông tin trực tuyến giúp chúng ta tìm kiếm phạm vi mức lương được trả cho ngành nghề mình đang làm việc cách nhanh chóng, tuy nhiên đây là một vấn đề vô cùng tế nhị. Lương bổng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc. Làm sao để các nhân viên hăng hái hơn, làm sao để biết rằng mức lương mà các nhân viên nhận được là thoả đáng?
Xác định quan điểm về lương

Xác định quan điểm trả lương của công ty bạn. Công ty có chính sách tăng lương cho các nhân viên dựa trên mức lương cơ bản không? Hay bạn đánh giá cao cách thức trả lương linh hoạt?

Đối với các công ty lớn, họ kiểm soát lương của các nhân viên dựa trên lương cơ bản. Khi công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, họ sẵn sàng bỏ ra những món tiền thưởng lớn để khuyến khích các nhân viên làm việc và đóng góp hết mình cho công ty.

So sánh các nhân tố trả lương

Bạn nên so sánh công ty của bạn với các công ty khác hoạt động trên cùng một lãnh vực kinh doanh. Câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra ở đây là công ty bạn có thực sự có tên tuổi trên thị trường chưa. Bạn hãy so sánh phạm vi mức lương mà các công ty khác trả cho nhân viên ở cùng vị trí làm việc như công ty bạn. Khi tiến hành so sánh, bảng mô tả công việc giữ vai trò rất quan trọng tuy nhiên chúng ta ít khi có được chúng.

Lương bổng giúp bạn hoàn thành các mục tiêu nào?

Lương được trả dựa trên thành tích công việc, nhiệm vụ và khả năng của công ty. Bất kỳ một công ty nào áp dụng chính sách tăng lương ở mức trung bình (1-4% ) đều gây phản tác dụng đối với việc hoàn thành các mục tiêu công việc. Ngược lại, nếu áp dụng chính sách đặc biệt cho một nhân viên nào đó cũng sẽ làm cho các nhân viên khác phản ứng. Một quản lý tại nhà máy General Motor đã tăng lương cho một nhân viên 70% vì người này đã hoàn thành suất sắc tất cả các công việc. Điều này sẽ tạo động lực làm việc? Chắc chắn là không vì các nhân viên khác trong công ty chỉ được tăng lương 10%.

Ngoài ra, hệ thống trả lương còn phải góp phần tạo nên văn hoá nơi làm việc. Trả lương cao cho một cá nhân vì đã một mình hoàn thành suất sắc công việc, không thể giúp bạn phát triển được môi trường làm việc tập thể. Vì thế, bạn phải hết sức thận trọng khi quyết định nền văn hoá làm việc nào mình muốn xây dựng và hướng việc tăng lương vào các nhân viên góp phần cho sự thành công của nền văn hoá đó. Nếu bạn muốn thay đổi công ty của mình, hãy xác định các thay đổi và trả lương cho nhân viên xứng đáng với các nỗ lực và đóng góp của họ.

Cuối cùng chính sách trả lương của bạn phải hài hoà với các mục tiêu và chính sách quản lý nhân sự. Nếu chức năng của quản lý nhân sự là phát triển lực lượng lao động lành nghề, làm việc hiệu quả, bạn phải chấp nhận trả lương cho các nhân viên cao hơn mức trung bình của khu vực nhằm thu hút nhân tài. Trả lương thấp hơn các công ty khác trong cùng ngành nghề chỉ mang đến cho bạn các nhân viên bình thường. Nói cách khác, nếu chiến lược nhân sự của bạn là có được lực lượng lao động rẻ tiền và thu hồi lợi nhuận nhanh, bạn có thể trả lương thấp cho các nhân viên.

Đánh giá sự cạnh tranh và thị trường lao động

Tỷ lệ người thất nghiệp đang gia tăng trong xã hội. Rất nhiều nhân viên có tay nghề đang gặp khốn đốn vì mất việc, khủng hoảng kinh tế, sát nhập các công ty… Điều này dẫn đến một thực trạng kinh tế là bạn có thể thuê nhiều người làm việc giỏi với tiền lương ít hơn so với trước đây.

Tuy nhiên đây chỉ là một suy nghĩ nông cạn. Bạn sẽ đánh mất nhân viên của mình khi nền kinh tế được phục hồi. Các nhân viên của bạn sẽ cảm thấy không được tôn trọng vì công ty đã không trả lương đúng với kinh nghiệm và đóng góp của họ. Họ sẽ không ngừng tìm kiếm công việc mới và xem công ty bạn như một nơi để giết thời giờ.

Bạn cũng cần cân nhắc mức tăng lương của các công ty khác trong cùng khu vực.

Thiết lập khung lương trong công ty

Mọi người luôn bàn đến vấn đề lương bổng, dù bạn có cấm đoán thì họ vẫn sẽ tiếp tục. Vì thế, bạn hãy tập hợp tất cả các vị trí trong công ty có cùng trách nhiệm và quyền hạn vào một khung lương. Các nhân viên thường cảm thấy bất mãn khi nghĩ rằng mình bị trả lương ít hơn các đóng góp cho công ty và những người khác.

Nhận ra tầm quan trọng của các chế độ trợ cấp

Các chế độ trợ cấp, chí phí mà công ty phải gánh chịu cũng chính là các nhân tố quan trọng khi tính luơng. Sai lầm lớn nhất mà các công ty thường mắc phải là không giải thích rõ cho các nhân viên về điều này. Nếu công ty có chế độ trợ cấp tốt, bạn có thể trả lương cho nhân viên ít hơn mà vẫn tạo đông lực làm việc cho họ.

Xác định chính sách tiền thưởng

Bạn có thể thưởng cho nhân viên một số tiền như nhau hay một phần lợi tức của công ty dựa trên các thành tích đóng góp.

Tiền thưởng cũng là một phần của hệ thống lương. Tuy nhiên, cấu trúc tiền thưởng phải công bằng, nhất quán, minh bạch. Bạn càng giải thích cặn kẽ cho nhân viên về các tiêu chuẩn của chế độ tiền thưởng thì sẽ càng thúc đẩy họ làm việc hăng hái và thành công hơn.

Giải thích cho nhân viên về chế độ lương

Bạn cần phải giải thích cho các nhân viên về các chính sách và quyết định liên quan đến tiền lương nhằm tránh những lời ong tiếng ve cũng như thái độ bất mãn. Đừng bao giờ xem chúng là một bí mật. Các phương pháp tính lương luôn phải rõ ràng và minh bạch

Kết luận

Nếu bạn hiểu được những điều trên và áp dụng vào công ty mình, bạn có thể có được các nhân viên vui vẻ và hăng say làm việc. Ngược lại, bạn cũng có thể sử dụng tiền lương để tạo ra những con người cáu kỉnh, lầm bầm, không vui vẻ. Bạn muốn tạo ra nhóm nhân viên nào để phục vụ khách hàng? Gia tăng lợi nhuận? Nâng cao hình ảnh của công ty trong cộng đồng? Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào bạn.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Can đảm: Nền tảng trở thành người chủ giỏi

Có rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra dành cho những người đứng mũi chịu sào trong mỗi công việc, nhưng có một tiêu chí mà hiếm khi được nhắc đến. Nhưng thật nực cười đó lại là tiêu chí quan trọng nhất bởi nó là nền tảng cho những tiêu chí tiếp theo. Đó là lòng can đảm.

Tiêu chí quan trọng đầu tiên đó là lòng can đảm.

Chúng tôi muốn nói điều này có nghĩa không chỉ là lòng can đảm dám đưa ra những quyết định khó khăn hay làm những công việc đầy thách thức, chẳng hạn như đưa ra những lời nhận xét không hay, từ chối đề nghị thăng chức cho một ai đó đã hoàn thành công việc nhưng vẫn chưa thực sự tốt, bỏ đi những chương trình quen thuộc nhưng không thành công, hay thậm chí sa thải nhân viên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

Chúng tôi muốn nói tất cả những hành động kể trên và những hành động tương tự đều cần lòng can đảm, nhưng chúng tôi cũng muốn nói đến những điều thậm chí còn khó hơn. Đó là: rất cần thiết phải biết nhìn nhận bản thân mình theo cách mà người khác nhìn vào chúng ta, dù có khi cách nhìn nhận của người khác không giống với cách của chúng ta. Những người khác có thể không coi chúng ta là một người chủ có năng lực, đầy thiện chí như chúng ta nghĩ. Vì vậy, khi phát hiện ra và phải đón nhận điều này đòi hỏi rất nhiều lòng can đảm.
Chúng ta biết những người chủ có tâm có tài thường là những người phải thức hàng đêm để hoàn thành những dự án quan trọng. Mặc dù công việc không đòi hỏi sự có mặt của bà chủ, nhưng bà ấy vẫn đến và ở lại cùng nhân viên đến tận khuya như một cách để thể hiện sự san sẻ gánh nặng và trân trọng, cảm kích cống hiến của nhân viên cũng như để cổ vũ động viên họ. Mãi đến sau này bà ấy mới biết rằng những nhân viên phải làm việc tăng ca ban đêm không hề thích những việc bà chủ đã làm. Thay vì nghĩ sự có mặt của bà chủ thể hiện sự động viên ủng hộ dành cho mình, thì những người nhân viên đó lại nghĩ bà chủ không hoàn toàn tin tưởng họ có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Vì vậy mà sự có mặt của bà ấy đã vô tình làm xấu đi mối quan hệ gắn kết giữa nhân viên và chủ, cũng như đi ngược lại hoàn toàn mong muốn và ý tốt ban đầu của người chủ. Bà ấy chỉ phát hiện ra điều này khi vô tình hỏi.

Bao nhiêu người trong số chúng ta vô tình và sai lầm khi có ý nghĩ rằng người khác nghĩ về mình đúng như mình nghĩ về bản thân?

Một ông giám đốc nọ thì nghĩ mình là người điều hành, phân công công việc hiệu quả, nhưng trong thực tế ông ấy đang giao phó quá nhiều việc cho nhân viên. Và mọi người thì coi ông ta là một  giám đốc quá ư chi li, độc đoán và hống hách. Khi biết được điều này, ông ấy đã rất bất ngờ và cảm thấy bị tổn thương, và cũng chính điều này đã buộc ông ta phải suy nghĩ và xem xét lại mối quan hệ của mình với các nhân viên. Tuy nhiên, chúng tôi biết có những người khác lại nghĩ ông ấy đã truyền đạt một cách rất rõ là ông thực sự quan tâm đến mọi người và công việc của tập thể mà ông đang dẫn dắt. Nhưng rất nhiều người trong số nhân viên lại nghĩ ông ấy chỉ quan tâm đến bản thân và sự nghiệp của ông ta.

Để hiểu được tại sao lòng can đảm rất quan trọng, hãy thử tượng tượng xem bạn làm gì khi là một người chủ. Để hoàn thành trách nhiệm đối với công việc của người khác, bạn phải nỗ lực thật nhiều để chiếm được cảm tình và tạo được ảnh hưởng với họ. Bạn cố gắng tạo nên sự khác biệt trong từng việc họ làm, trong cách họ suy nghĩ và cảm nhận, điều này sẽ giúp thay đổi hành vi của họ.

Có một vài cách giúp bạn làm được điều này ngoại trừ ép buộc "Làm việc này đi hoặc là tôi sẽ sa thải anh". Tất cả mọi cách để chiếm được lòng tin tạo ảnh hưởng đều bắt đầu từ lòng tin. Người ta phải thấy sẵn lòng thoải mái lắng nghe và làm theo những gì bạn nói, nhưng thái độ ấy sẵn sàng, đầy thiện chí ấy chỉ có khi người ta thực sự tin tưởng vào bạn.

Những người làm việc với bạn, nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, hay cấp trên có tin tưởng bạn không? Bằng cách phân tách niềm tin thành hai phần riêng biệt, chúng ta có thể đặt ra cùng một câu hỏi tương tự nhưng theo một cách hữu ích hơn: Mọi người có tin là bạn có tài năng, có tin rằng bạn luôn biết những gì cần phải làm và làm như thế nào trên cương vị một người chủ không? Câu hỏi thứ hai là mọi người có tin vào nhân cách của bạn, tin vào những dự định, những giá trị của bạn, có tin vào những gì bạn muốn làm và những điều bạn quan tâm nhất không?  Sự tin tưởng sẽ cho ta thấy tương lai và niềm tin sẽ giúp mọi người biết được những gì bạn sẽ làm. Chính vì điều này mà cả khả năng (năng lực) và những dự định sẽ làm của bạn (tâm ý của bạn) là rất quan trọng.

Có lẽ bạn đang nghĩ, "Về cơ bản tôi có năng lực và có trời chứng giám, ý tôi muốn nói là rất tốt." Nếu bạn nghĩ vậy, hãy cẩn thận. Rất nhiều nghiên cứu (gồm cả những kinh nghiệm của tác giả bài viết này là Linda và Kent) chứng minh một điều rõ ràng là hầu hết những người chủ thường chủ hoang tưởng rằng mọi người nghĩ rất tốt về mình. Thực tế là, nếu bạn không bằng cách nào đó tìm hiểu, bạn sẽ không biết người ta nghĩ gì về mình hay người ta có tin mình hay không đâu.

Và bạn sẽ tìm hiểu và đi tìm kiếm câu trả lời như thế nào? Điều này không hề dễ. Nếu người ta không tin bạn, nếu họ nghĩ bạn là người chủ tồi, thì khó có thể khiến họ nói thẳng với bạn được. Thậm chí khi người ta rất tôn trọng ngưỡng mộ bạn, họ cũng vẫn dè dặt đắn đo khi nói thẳng về những mặt chưa tốt mà bạn cần khắc phục. Và chắc chắn cách này sẽ chẳng giúp ích gì cho những người chủ bất tài, không vững vàng bản lĩnh chỉ biết đi hỏi ý kiến của người khác. Những người chủ này luôn nói " Hãy nói cho tôi biết sự thật." Nhưng mọi người biết ông ta đang chờ đợi những lời khen và sẽ nổi giận với những lời phê bình.

Làm thế nào để tiếp tục vượt qua những trở ngại như thế? Đó sẽ là chủ đề tiếp theo trong nhật kí mạng của chúng tôi bởi chủ đề này xứng đáng và thực sự cần chúng ta dành nhiều giấy mực và thời gian hơn nữa. Quan điểm hiện tại của chúng tôi là bạn phải làm việc một cách chủ động để biết người khác nghĩ về mình như thế nào khi mình trên cương vị là một người chủ. Rất ít đồng nghiệp hay những nhân viên trực tiếp dưới quyền của bạn sẽ sẵn lòng nói ra những thông tin kiểu như vậy.

Dù bạn làm gì, dù bạn làm như thế nào, bạn vẫn sẽ cần lòng can đảm để đón nhận những lời bình phẩm như thế, và thậm chí còn phải can đảm hơn nữa để hiểu ra và hành động dựa trên những lời khen chê ấy. Và chẳng còn cách nào khác để trở thành một người chủ giỏi. Chắc chắn không tồn tại nhiều cách để bạn có thể hi vọng trông cậy vào.

Dù chưa trở thành những nhà quản trị, bạn cũng cần đến Lòng Can Đảm, Nhân Viên Mới sẽ có bài viết mới về Lòng Can Đảm cần có của các Nhân Viên.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Các phương pháp tuyển chọn nhân sự

Hiện nay có ba phương pháp tuyển chọn nhân sự được các chuyên gia sử dụng thường xuyên, là (1) Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và các lời/thư giới thiệu; (2) Cho làm bài kiểm tra, sát hạch; (3) Phỏng vấn.

Trong phương pháp phỏng vấn lại có hai phương pháp khác nhau là phỏng vấn bằng các câu hỏi tùy ý (còn gọi là phỏng vấn gián tiếp) và phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi (còn gọi là phỏng vấn trực tiếp).

1. Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và các lời giới thiệu

Việc nghiên cứu, kiểm tra này thường được áp dụng bao quát từ kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm trong quá trình làm việc trước đây, cũng như kiểm tra độ chính xác của các lời giới thiệu, sơ yếu lý lịch của ứng viên. Nếu cẩn thận hơn, đặc biệt là khi tuyển dụng vào vị trí trọng yếu hoặc nhạy cảm, các công ty còn lấy ý kiến của công an xem ứng viên có phạm tội không, hoặc điều tra gián tiếp thông qua trò chuyện với đồng nghiệp cũ, láng giềng của ứng viên. Mục đích của việc này là để kiểm chứng những thông tin mà ứng viên cung cấp cho nhà tuyển dụng và phát hiện kịp thời nếu có trường hợp gian dối, khai man.

2. Cho làm bài kiểm tra, sát hạch

Các bài kiểm tra được phân thành bốn loại để đánh giá khả năng nhận thức, sức khỏe, tính cách, sở thích, hoặc thành tựu của ứng viên:

Kiểm tra khả năng nhận thức bao gồm các bài kiểm tra tổng quát về mức độ thông minh, thái độ ứng xử theo tình huống, khả năng lý luận, trí nhớ và khả năng tính toán, sắp xếp. Nếu công việc đòi hỏi khả năng tư duy sắc bén, ví dụ chuyên viên tư vấn quản lý, thì loại hình kiểm tra này giúp đánh giá khá chính xác khả năng làm việc trong tương lai của ứng viên.

Kiểm tra sức khỏe , bao gồm kiểm tra sức mạnh cơ bắp, độ dẻo dai, tim mạch, khả năng giữ thăng bằng, khả năng phối hợp, phản xạ, sự khéo léo… Đây là các nội dung kiểm tra khi tuyển công an, nhân viên cứu hỏa, thủy thủ…

Kiểm tra thành tựu để biết ứng viên đã học hỏi, thu thập được những gì từ trường học hoặc công việc. Các chứng nhận, bằng cấp, đánh giá, giấy khen từ một tổ chức uy tín nào đó là bằng chứng tốt nhất.

Kiểm tra tính cách và sở thích , bao gồm thái độ, động cơ, sự tận tâm, ngay thẳng, khả năng hòa nhập, thích ứng, thường dành cho các vị trí quản lý. Các bài kiểm tra này được xây dựng dựa trên giả thiết là mọi người đều trả lời thành thật. Có thể các ứng viên biết nhà tuyển dụng mong đợi câu trả lời nào và trả lời cho phù hợp ý nhà tuyển dụng, nhưng về lâu về dài, việc này sẽ gây khó khăn cho họ khi được nhận vào làm một công việc không phù hợp với tính cách cũng như sở thích của họ.

Còn một số cách kiểm tra nữa vẫn được một số công ty áp dụng, tuy hiệu quả khá mơ hồ. Đó là đánh giá thông qua chữ viết, cách phục trang, dùng máy đánh giá…

3. Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp giúp nhà tuyển dụng quyết định họ và ứng viên có “tương thích” với nhau về công việc, nhu cầu, và khả năng đáp ứng không, thông qua hình thức hỏi đáp để trao đổi thông tin. Đây là cách lựa chọn, sàng lọc ứng viên được nhiều công ty áp dụng nhất trong tuyển dụng. Có hai phương pháp phỏng vấn:

Phỏng vấn bằng các câu hỏi tùy ý, không được xây dựng theo hệ thống chuẩn mực nào. Nhà phỏng vấn có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào chợt nảy ra trong đầu. Về hình thức, phỏng vấn gián tiếp giống như một cuộc trò chuyện ngẫu hứng. Vì vậy, cách phỏng vấn này không giúp nhà tuyển dụng dự đoán được khả năng làm việc trong tương lai của ứng viên.

Phỏng vấn dựa trên cấu trúc hệ thống câu hỏi, được thực hiện theo hệ thống câu hỏi đã xây dựng sẵn, chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến công việc để đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Thông thường, các câu trả lời của ứng viên sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là mức độ phù hợp nhất với yêu cầu.

Theo các chuyên gia, có thể chia nhỏ phỏng vấn trực tiếp thành bốn nhóm khác nhau:

•    Phỏng vấn dựa trên tình huống: Ứng viên được hỏi về cách ứng xử trong một tình huống khó khăn có liên quan đến công việc. Ví dụ, ứng viên cho vị trí quản lý cấp trung phải cho biết mình sẽ xử lý thế nào nếu có một nhân viên thuộc cấp đi làm trễ trong ba ngày liên tiếp.

•    Phỏng vấn đo lường hành vi: Ứng viên được hỏi về cách xử sự trong một tình huống thực tế. Ví dụ, ứng viên cho vị trí trực tổng đài có thể phải trình bày cách trả lời khi một khách hàng rất tức giận gọi đến. Cách phỏng vấn này dựa trên logic là hành vi làm việc trong quá khứ để được cách xử sự trong tương lai.

•    Phỏng vấn bằng các câu hỏi duy lý: Ứng viên được hỏi một loạt các câu hỏi có liên quan tới công việc, nhưng không liên quan đến công ty hay vị trí đang ứng tuyển, ví dụ thích môn nào nhất hồi đi học?…

•    Phỏng vấn tạo áp lực: Nhà phỏng vấn cố tình đưa ứng viên vào tình thế khó chịu bằng hàng loạt câu hỏi soi mói, thô lỗ hoặc vô duyên. Ý tưởng là thông qua tình huống này để xác định xem ứng viên có làm chủ được cảm xúc, biết giải tỏa áp lực hay không. Ví dụ nhà phỏng vấn tới tấp tấn công ứng viên bằng các câu hỏi về công việc cũ, công ty cũ, đồng nghiệp cũ, điều kiện làm việc, lương bổng, nguyên nhân rời bỏ chỗ làm cũ… Cách phỏng vấn này khá rủi ro vì ứng viên có thể phản kháng lại hoặc cho kết quả sai.

Nói chung, mỗi phương pháp tuyển chọn có ưu điểm và hạn chế riêng, tùy vào vị trí và công việc tuyển dụng mà các nhà phỏng vấn thông minh sẽ kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.


Các bước tuyển dụng nhân viên tài năng

Thường thì đầu năm là thời điểm thích hợp để tuyển dụng những nhân viên tài năng đang không hài lòng với vị trí hiện tại của họ. Thích hợp nhất có lẽ là vào tháng Một. Sau khi tiệc tùng đã qua và lời hứa hẹn về những khoản tiền thưởng hậu hĩnh bị rơi vào quên lãng, các nhân viên bắt đầu suy nghĩ lại về vị trí hiện tại của họ và mơ tưởng tới những cơ hội mới. Dưới đây là các bước tuyển dụng các nhân viên triển vọng này:

1. Hãy hiểu tâm trạng của ứng viên: 

Vào thời điểm này, niềm tin của ứng viên với công ty mà họ làm việc đang bị lung lay. Những lời hứa hẹn suông về tiền thưởng và cơ hội tăng lương đã tan vào mây khói. Nhưng, khi liên lạc với anh ta, bạn đừng nói “Tôi đã bảo anh trước rồi” mà hãy mời anh ta đi uống cà-phê, và lắng nghe anh ta nói. 

2. Hãy hiểu những mong muốn của ứng viên: 

Hãy trao đổi với ứng viên về những mong muốn của anh ta, cả những mong muốn về tài chính cũng như về định hướng về nghề nghiệp. Bạn cần chắc rằng ứng viên có những mong muốn thực tế, không viển vông trước khi đưa ra đề nghị mời anh ta làm việc cho bạn. Hãy nói chuyện với anh ta về trách nhiệm trong công việc hiện tại, quan điểm của công ty, những đồng nghiệp và người quản lý ở đó. Đây là thời điểm thu thập thông tin. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu mục tiêu của ứng viên là gì.

Có ba lý do thường gặp khiến ứng viên muốn tiếp tục với công việc hiện tại:

Để phát triển bản thân: Ứng viên thích các đồng nghiệp, môi trường làm việc và không khí của công ty.

Để phát triển trong nghề nghiệp: Ứng viên có cơ hội phát triển các kỹ năng, cảm thấy hứng khởi và muốn tiếp tục mở rộng vai trò trong công việc.

Vì những điều kiện tài chính: Ứng viên cảm thấy anh ta được trả mức lưong xứng đáng.

Có thể bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để tiếp cận với ứng viên nên bạn phải tìm hiểu càng nhiều càng tốt những mong muốn về mặt cá nhân cũng như công việc của anh ta và nhờ đó xây dựng một chiến lược tuyển dụng phù hợp.

3. Xây dựng chiến lược: 

Sau khi đã có những thông tin cần thiết, bạn phải xây dựng một chiến lược. Hãy nêu bật những mặt mạnh của công ty bạn và khớp nối những mong muốn của ứng viên với các điều kiện tốt nhất mà công ty của bạn có thể tạo cho anh ta.

Văn hóa doanh nghiệp và văn hoá cộng đồng trong công ty thường là những điểm nhấn mạnh nhất. Tại sao ứng viên nên làm việc cho công ty bạn? Điều gì khiến công ty bạn trở thành nơi làm việc lý tưởng? Công ty bạn khác công ty mà ứng viên đang làm việc ở điểm nào?  Mọi người thường tìm những công ty có thể giúp họ phát triển cả về kỹ năng cá nhân và chuyên môn, đồng thời là nơi họ có thể khẳng định mình và xây dựng các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Khi tìm việc, nhiều người đặt ra các tiêu chí sau:

- An toàn và ổn định;
- Được đào tạo chuyên ngành;
- Có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống;
- Có cơ hội đóng góp;
- Có cơ hội phát triển trong công việc;
- Chế độ khen và thưởng xứng đáng.

Vậy công ty bạn đáp ứng được những điều nào?

4. Hãy nhớ rằng anh ta không hoàn toàn tin bạn: 

Ứng viên đã từng nghe những lời hứa suông của sếp hiện tại cho nên anh ta chỉ tin một phần những gì bạn nói. Vì vậy, hãy để những nhân viên khác trong công ty quảng bá về công ty của bạn. Hãy để ứng viên gặp gỡ những người có thể sẽ làm việc với anh ta sau này, những nhà quản lý và những nhân viên trong công ty của bạn. Đối với những ứng viên đã cao tuổi, hãy mời anh ta và vợ hoặc người có ảnh hưởng tới anh ta đi ăn tối với bạn và những giám đốc của công ty cùng vợ con hoặc ai đó có uy tín với họ. Đây là một kỹ thuật hoàn hảo để gây dựng niềm tin của ứng viên.

Nên có một đội ngũ phỏng vấn gồm từ hai đến ba người. Điều này sẽ cho bạn những đánh giá đa dạng hơn và tạo cơ hội cho ứng viên được tiếp xúc với nhiều người, nhiều cá tính khác nhau. Mỗi nhà phỏng vấn sẽ tập trung vào một khía cạnh mà vị trí đòi hỏi. Ví dụ, giám đốc nhân sự sẽ phỏng vấn để tìm hiểu khả năng thích ứng về tính cách và văn hoá của ứng viên, yếu tố quan trọng nhất đối với một vị trí mới. Về kinh nghiệm và trình độ học vấn sẽ giao cho người có kinh nghiệp trong vị trí đó. Người còn lại sẽ hỗ trợ phỏng vấn các kỹ năng và kiến thức khác của ứng viên.

Hãy chắc rằng bạn phải là người đứng đầu nhóm phỏng vấn và cung cấp trước cho các thành viên những thông tin bạn đã thu thập được. Đội ngũ phỏng vấn có thể cũng cần phải đưa ra những lời khen ngợi ứng viên.

5. Công bố quyết định: Bước cuối cùng nên tập trung vào những thế mạnh của công ty bạn so với công ty ứng viên đang làm việc và các triển vọng nghề nghiệp của ứng viên trong môi trường mới. Bạn phải đưa ra được những khác biệt của công ty bạn tương ứng với những mong muốn và mục tiêu làm việc của ứng viên như đã nói ở trên. Bạn hãy hỏi ứng viên những câu hỏi dưới đây sau khi hoàn thành việc phỏng vấn:

- Anh có thấy rất hào hứng và thích thú với công việc mới này không?
- Anh có nghĩ rằng sẽ phát triển được bản thân mình với công việc mới không?
- Anh có thích những người trong công ty đã gặp và cảm thấy mình sẽ hợp với họ không?

Nếu ứng viên trả lời không với tất cả các câu hỏi, thì bạn vẫn còn cơ hội để khắc phục tình thế. Và bạn phải giải quyết từng điểm vướng mắc trước khi đưa ra lời đề nghị.

Nên để giám đốc tuyển dụng đưa ra lời đề nghị đối với ứng viên. Trước tiên, hãy đề nghị bằng lời và nếu nhận được sự đồng tình của ứng viên, thì tiếp theo là bằng văn bản chính thức. Qua động thái này, giám đốc nhân sự sẽ tạo được lòng tin và sự hứng khởi cho ứng viên.

Những nhân viên không hài lòng với công việc hiện tại luôn muốn tìm kiếm các cơ hội mới. Vì vậy, hãy tiến hành các bước trên đây, bạn sẽ tuyển dụng được những nhân viên tuyệt vời vào những vị trí mà bạn đang rất thiếu.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ – BÍ MẬT ĐỂ THÀNH CÔNG (PHẦN 05)

Đến hẹn lại lên, tuần này, Nhân Viên Mới xin chia sẻ với các anh chị em Chương 5 của bí mật thành công. 

Chương 5 Cảm hứng táo bạo (hay Vượt qua nỗi sợ hãi)

"Tất cả có thể mãi mãi chỉ là giấc mơ nếu cha tôi không tin rằng cứ thử hỏi cũng chẳng mất mát gì"- Keith Ferrazzi. 

Một người cha làm thợ lò thép thất học, sống trong thế giới lao động khổ cực mà đồng lương vẫn thấp. Ông biết rằng cuộc đời con ông sẽ khá hơn nếu nó thoát được kiếp sống công nhân. Nhưng ông không biết thoát ra bằng lối nào. Ông chưa bao giờ được đi đại học....Ông chỉ biết rằng có một người có đủ nguồn lực để giúp con ông: cấp trên của ông. Thật ra đó là sếp của sếp của sếp của sếp - ngài tổng giám đốc công ty thép nơi ông đang làm việc. Hai người chưa gặp nhau bao giờ, nhưng ông là người hiểu rõ qui tắc vận hành của thế giới. Ông nhận thấy trong nhà máy sự táo bạo thường là điểm tạo nên khác biệt trong chức vụ giữa hai người công nhân cùng giỏi như nhau. Vì vậy ông yêu cầu được nói chuyện với tổng giám đốc. Khi ngài tổng giám đốc nói chuyện với ông và gặp con ông, ngài đã sắp xếp cho hai cha con được gặp ông hiệu trưởng trường tiểu học Valley School tại Ligonier, được đánh giá là một trong những trường tiểu học tốt nhất trên toàn nước Mỹ. Cũng nên biết thêm là ngài tổng giám đốc có tham gia hội phụ huynh học sinh của trường tiểu học.

Cậu bé đó tên là Keith Ferrazzi sau này đã nói: “Cái ngày tôi đăng ký nhập học Valley School bằng học bổng, tôi đã đặt chân vào một thế giới mới, hướng tôi đến một tương lai mới, theo đúng ước nguyện của cha tôi. Tôi đã may mắn nhận được nền học vấn tốt nhất nước Mỹ, bắt đầu với Valley School, sau đó là Kiski Shool, ĐH Yale, và ĐH Harvard. Tất cả có thể mãi mãi chỉ là giấc mơ nếu cha tôi không tin rằng cứ thử hỏi cũng chẳng mất mát gì!…..Mỗi lần tôi gặp phải những giới hạn mà mình không thể làm được, hay những lúc tôi có cảm giác lo sợ, tôi lại nhớ đến câu chuyện xin học bổng của cha tôi ngày xưa. Tôi nhắc nhở bản thân rằng những người không chấp nhận rủi ro, những người bị nỗi sợ hãi chi phối, đếu ít có khả năng thành công.”

Bạn cứ yêu cầu bản thân phải gặp một người nào đó, thì cơ hội xuất hiện, trong bất cứ tình huống nào. Tất nhiên bạn cũng phải biết chộp lấy cơ hội. Đôi khi bạn cũng thất bại vì bạn muốn kết thân nhưng họ lại không hứng thú với lời chào mời của bạn. Sự táo bạo trong xây dựng mạng lưới cũng có những thất bại và đáng sợ tương tự như khi bạn “cua gái” – nhưng không thể không “cua”.

Chúng ta có khuynh hướng chỉ dựa vào những người chúng ta quen biết khá rõ. Nhưng không giống như khi ta hò hẹn, chỉ cần thành công một lần trong đời, người xây dựng mạng lưới không được chấp nhận chỉ thành công một lần. Muốn tạo dựng được những mối quan hệ đáng tin cậy đòi hỏi bạn phải thật sự hành động, tham gia hết mình, mọi lúc, mọi nơi.

Đa số chúng ta không ai có bản năng tự nhiên để xây dựng mạng lưới. Dĩ nhiên có một số ít người được trời phú khả năng tự tin và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời để tạo dựng mối quan hệ. Còn lại đa số chúng ta đều như nhau.

Nếu bạn sợ hãi khi giao tiếp hay nói trước công chúng, đó là điều hết sức bình thường, không chỉ có mình bạn mới sợ hãi. Nhưng bạn phải công nhận rằng thành công của bạn phụ thuộc vào bạn có vượt qua được sự sợ hãi này hay không. Và cuối cùng là bạn phải quyết tâm cải thiện tình hình.

Sau đây là một số gợi ý bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để triển khai quyết tâm đó, giúp bạn có thể dễ dàng hành động táo bạo trong các tình huống giao tiếp: 

Tìm một người làm mẫu

Chúng ta có khuynh hướng kết bạn với những người giống mình- những người nhút nhát lại hay chơi với nhau, và những người cởi mở lại chơi riêng với nhau - vì những người này giúp chúng ta khẳng định hành động của mình một cách vô thức. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng trong nhóm bạn hay người quen thường có một người có vẻ như không hề e ngại chuyện phải kết nối mọi người với nhau. Nếu bạn thấy rằng mình chưa sẵn sàng đứng ra một mình tiếp xúc với mọi người, hãy tìm những người như vậy để giúp bạn và dẫn đường cho bạn. Đi theo họ hoặc dẫn họ theo, nếu được, đến những cuộc gặp gỡ giao tế và quan sát hành vi hành động của họ. Dần dần bạn sẽ bắt chước được những kỹ năng này. Và mỗi ngày bạn sẽ càng tự tin hơn đến lúc có thể bắt chuyện một mình.

Học cách phát biểu

Nhiều doanh nghiệp nhạy bén đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những người có nhu cầu có cuộc nói chuyện thật hay. Các doanh nghiệp này hiểu rõ rằng có những người không muốn tìm cách đọc diễn văn trước hàng ngàn người (ít nhất là cũng trong giai đoạn đầu). Đa số mọi người tìm đến những lớp học này để cảm thấy tự tin và được trang bị một số công cụ để vượt qua tính nhút nhát. Họ không chỉ trao cho bạn một công cụ đơn giản có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi. Họ cung cấp cho bạn cơ hội luyện tập, trong một môi trường thân thiện, với một người hướng dẫn biết cách khuyến khích và động viên bạn. Ở TPHCM, Nhà văn hoá thanh niên có lớp dạy: luyện nói chuyện trước công chúng đó bạn.

Hãy chủ động tham gia

Bạn cảm thấy thoải mái nhất là khi bạn làm một điều gì đó bạn thích, cùng với những người có chung sở thích. Sở thích là cơ hội tốt nhất để bạn giao tiếp như : sưu tập tem, ca hát, thể thao, văn chương. Có rất nhiều câu lạc bộ được lập ra dành cho những sở thích này. Hãy đăng ký tham gia. Hãy trở thành một thành viên tích cực. Nếu bạn cản thấy thích, hãy tình nguyện tham gia ban điều hành. Bước cuối này rất quan trọng. Muốn làm lãnh đạo trong cuộc sống, bạn phải luyện tập - thì đây cơ hội cho bạn luyện tập. Cơ hội làm quen và tiếp xúc với những người khác nhau này sẽ càng rộng mở.

Hãy đến bác sĩ hay chuyên gia tâm lý

Có lẽ bạn đang nghĩ trong đầu, tôi sẽ khuyên bạn đi chữa bệnh sợ sệt khi giao tiếp.....
Hãy để tôi giải thích. Thứ nhất, chỉ cần bạn thực hiện bất cứ hành động nào để ngày càng tốt hơn, bất kể bằng cách nào hay ở đâu, cũng đã là một quyết tâm đáng trân trọng. Thứ hai, một số người thành công mà tôi biết đều đã từng đến bác sĩ tâm lý một lần trong đời. Tôi không nói bác sĩ trị liệu sẽ giúp bạn thành một con người khác, nhưng họ có thể giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi và những e ngại giao tiếp xã hội. Nhiều cuộc nghiên cứu tại Mỹ do Viện Sức Khoẻ Tâm Thần Quốc Gia cho thấy: tham vấn bác sĩ để vượt qua sự nhút nhát có tỉ lệ thành công khá cao.

Bắt tay vào hành động

Thử đề ra mục tiêu ban đầu là tiếp xúc một người mới mỗi tuần. Đừng quan trọng chuyện ở đâu, hay ai. Tự giới thiệu bản thân với ai đó trên xe buýt. Ngồi cạnh ai đó trong quán bar và bắt chuyện. Quanh quẩn ở khu vực lấy nước trong công ty và buộc mình phải nói chuyện với một đồng nghiệp mà mình chưa từng tiếp xúc. Bạn sẽ thấy lần sau sẽ dễ dàng hơn lần trước nhờ luyện tập. Và bạn sẽ quen dần với khái niệm bị từ chối. Với cách suy nghĩ này, thì ngay cả khi bạn bắt chuyện thất bại, điều đó cũng là một thành công. Xem đó là một bài học. Sợ hãi làm bạn yếu đuối. Một khi bạn nhận ra rằng sợ hãi không có lợi, thì mọi tình huống, mọi con người - cho dù có vượt quá khả năng tiếp xúc của bạn - cũng trở thành một cơ hội dẫn đến thành công. 


Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Cuối tuần nói chuyện tiền nong: quản lý tài chính cá nhân JARS của Harv Eker : bạn biết xài tiền chưa?

JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.

- Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
- Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
- Education account (EDU) – Tài khoảngiáo dục 10%
- Neccessities (NEC) - Tài khoảnchi tiêu cần thiết 55%
- Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
- Give – Tài khoản từ thiện 5%

1. Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
Có thể khái niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (nếu được mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán (nếu bạn có khả năng), hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, thâm chí mở 1 cửa hàng nho nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đâu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom,

2. Long term saving for spending account (LTSS) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
bạn sẽ phải để đó 1 khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản để bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lớn hơn, như là sắm xe, mua nhà, dành dụm cho đám cưới v.v…
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới những khoản chi tiêu khác

3. Education account (EDU) – Tài khoản giáo dục 10%
giúp bạn tự nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân.
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đâu tư vào chính bản thân mình

4. Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu cầu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hãy không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55-60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.

Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác

5. Play – Tài khoản hưởng thụ 10%
Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thoả mãn nhưng nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè.Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra 1 khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu.

Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau 1 tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn

6. Give – Tài khoản từ thiện 5%
để bạn cho đi, cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Nhưng luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp người khác.
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

Luyện tập phương pháp JARS?
+ Hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiến bạc cá nhân của chính bạn.

+ Đầu tiên hãy ghi ra số tiên bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rôì chia đều cho các tài khoản theo tỉ lệ nêu trên.

+ Đối với FFA, hãy nhân số tiền mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 hoặc 3 năm tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp cho nó. Còn hiện tại thì có thể bạn ra mở 1 tài khoản tiết kiểm ở ngân hàng, để mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, có thể bạn để tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất tốt hơn.

+ Đới với LTSS, bạn hãy đat cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị khá lơn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó.

+ Còn EDU, nếu trước mắt bạn ko có những dự tinh lớn lao (như đóng tiền để tham dự những khoá học này kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như để mua Bí quyết tay trắng trở thành triệu phú chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có 1 khoản cho chuyện đó, nên phải tự thúc đẩy chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình.

+ Với NEC, hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn trước giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản ko cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.

+ Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, bởi vì đây là để bạn hưởng thụ bản thân mình. Hay tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lich, hoặc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phép hàng tháng, có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chung 1 lần, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thên mình.

+ Và GIVE thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiên mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hãy đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên.

Hi vọng các bạn có thể dùng phương pháp này để quản lý tốt hơn tài chính của bản thân mình.

T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind)