Có nhiều lý do khiến bạn muốn thay đổi công việc hiện tại, như bạn mất hứng thú với nó, bạn tìm được công việc mới thú vị hơn hay do công ty cắt giảm nhân sự. Dù là lý do gì, trước khi “nhảy việc” bạn cũng nên lập một kế hoạch cụ thể.
Dưới đây là 10 bước lập kế hoạch giúp bạn chuyển việc thuận lợi và hướng tới một sự nghiệp thành công:
1. Cân nhắc những kỳ vọng đối với công việc
Nhiều người thay đổi công việc bởi họ không thích công việc, công ty hay sếp hiện tại. Để tránh rơi vào tình trạng tương tự trong tương lai, bạn nên lập một danh sách những điều mình muốn và không muốn ở công việc. Hãy xem xét kỹ lưỡng những yếu tố hấp dẫn và thúc đẩy bạn. Và phải chắc chắn rằng bạn làm theo cảm xúc, sở thích của mình.
2. Tìm kiếm những công việc khả thi
Một khi đã xác định được mong muốn của mình, hãy dành thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp. Đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy hơi bất an và bấp bênh, bởi đó là phản ứng tự nhiên bạn sẽ phải trải qua trong quá trình thay đổi công việc.
3. Phân tích các kỹ năng thích hợp
Công việc và kinh nghiệm hiện tại giúp bạn có nhiều kỹ năng quan trọng. Hãy xác định những kỹ năng bạn có thể áp dụng ở công việc mới, đồng thời phân tích các kỹ năng cần thiết khác.
4. Tham gia các khóa học liên quan tới công việc
Bạn cần không ngừng mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng của mình, dù đang làm việc hay đang tìm việc. Do đó, đừng chần chừ tham gia một hai khóa học liên quan tới lĩnh vực bạn muốn tham gia. Việc này còn để xác định bạn có thật sự yêu thích công việc mới hay không.
5. Mở rộng mạng lưới quan hệ
Một mạng lưới quan hệ rộng giúp quá trình “nhảy việc” diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Các thành viên trong mạng lưới có thể đưa ra lời khuyên, cung cấp thông tin về lĩnh vực hay công ty cụ thể, giới thiệu bạn với những người khác…
6. Tích lũy kinh nghiệm
Trong thời gian chuyển đổi giữa hai công việc, bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân bằng cách làm việc bán thời gian hay tình nguyện ở lĩnh vực bạn muốn tham gia.
7. Tìm một người cố vấn
Vì “nhảy việc” là một quyết định lớn, bạn nên tìm một người cố vấn giúp đỡ bạn trong suốt quá trình đầy khó khăn này.
8. Không phớt lờ sếp hiện tại
Một số người thay đổi công việc để đi theo sếp hiện tại khi sếp chuyển sang một công ty mới. Còn nếu bạn muốn chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới với một vị sếp mới, đừng phớt lờ, cắt đứt liên lạc hay tỏ ra thiếu tôn trọng với sếp hiện tại.
9. Bắt đầu gửi đơn xin việc
Hãy áp dụng tất cả kỹ năng và công cụ tìm việc bạn có để đạt được công việc trong mơ của mình.
10. Linh động
Khi đã tìm được công việc mình muốn, hãy linh hoạt hơn trong mọi thứ: địa điểm làm việc, chức vụ, tiền lương… Bạn đang có một sự khởi đầu mới nên hãy tiến một cách từ từ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét