"Đã có lúc tôi nảy sinh suy nghĩ: “Hay là mình sẽ tìm kiếm một công việc nào đó ổn định, có thu nhập hàng tháng, lúc đó tôi sẽ lại chân trong, chân ngoài để kiếm thêm và gây dựng sự nghiệp ?”
Có những lúc tưởng chừng như thất bại ê chề đã nhấn chìm tôi. Tôi thấy mình là một thằng vô dụng. Năm lần bảy lượt cầm tiền của gia đình để làm ăn mà vẫn không thể thành công nổi. Tôi bắt đầu hoài nghi về những cuốn sách tôi đã đọc, về thành công, về làm giàu, về lập nghiệp, tất cả chúng chỉ là những loại kiến thức sáo rỗng, thiếu thực tế và dành cho những kẻ mơ mộng, mù quáng?
Tôi lại càng thêm hoang mang khi nhìn những người cùng trang lứa đã ổn định vào những công việc được gia đình thu xếp sẵn, có những vị trí rất tốt và có tương lai. Trong tôi bắt đầu nảy sinh suy nghĩ: “Hay là mình sẽ tìm kiếm một công việc nào đó ổn định, có thu nhập hàng tháng, lúc đó tôi sẽ lại chân trong, chân ngoài để kiếm thêm và gây dựng sự nghiệp”. Tôi đi hỏi những người lớn tuổi để được tư vấn thêm, và tất cả đều cho tôi một lời khuyên: công việc ổn định.
Vốn là một đứa cứng đầu, tôi vẫn không thể chấp nhận được phương án đó. Tôi tự hỏi mình rằng: “Nếu mình vẫn đi những con đường giống người khác đã đi, liệu mình có thể đến đích của thành công hay vẫn chỉ đến cái đích giống như những người khác?”
Tôi tự huyễn hoặc mình rằng biết đâu thành công đang ở rất gần, chỉ vài bước nữa thôi là mình có thể chạm đến con đường ngắn nhất dẫn vào nó. Biết đâu nếu mình quay đầu lại và đi con đường như những người khác, mình sẽ làm lại từ đầu và không bao giờ tìm thấy thành công nữa. Đó là động lực giúp tôi đứng dậy và khởi nghiệp lần nữa.
Nhưng lần khởi nghiệp này khác với những lần trước. Đó là lúc kinh tế gia đình khó khăn, là lúc tôi không có bất kỳ một đòn bẩy tài chính nào hỗ trợ nữa. Tôi bắt đầu từ hai bàn tay trắng hoàn toàn. Lúc đó, tôi đã nhìn lại mình một cách kỹ càng, đánh giá thế mạnh, điểm yếu của bản thân (SWOT). Thôi mơ mộng viển vông, thôi vẽ vời những mục tiêu dài hạn, tôi đặt ra mục tiêu thực dụng nhất và cần thiết nhất: làm sao để có tiền, để có thể vượt qua thời khắc khó khăn này.
Như vậy tôi đã 4 lần khởi nghiệp bằng những công việc khác nhau trong đó 3 lần đã thất bại. Ở lần thứ 4 này tôi đã có thể nuôi sống doanh nghiệp của mình, tôi đã có thể góp một phần nhỏ vào để trang trải khó khăn cho gia đình, tôi đã có một đội cùng tôi đồng hành để tìm kiếm thành công.
Giờ nhìn lại tôi thấy mình có những sai lầm sau:
Hiếu thắng: Sống trong sự bảo bọc của gia đình từ nhỏ, thiếu sự va vấp và sinh hoạt cộng đồng. Điều đó làm cho cái tôi của tôi rất lớn. Luôn bảo vệ quan điểm cá nhân và hiếu thắng, thiếu sự lắng nghe ý kiến của người khác. Luôn ghét phải nhận những lời chỉ trích về bản thân mình. Tôi không dám nghĩ mình đã là một người như thế.
Thiếu sự nỗ lực, quyết tâm: Cầm tiền gia đình đi khởi nghiệp. Số tiền đó không phải là một con số lớn lắm. Nếu thất bại, số tiền mất đi cũng không phải là nhiều. Chính điều đó làm cho tôi thiếu một sự nỗ lực, quyết tâm cần phải có. Thất bại có vẻ nhẹ nhàng khi trong đầu mình có những suy nghĩ kiểu như nếu có thất bại thì cũng chỉ mất một ít tiền, bù lại mình sẽ học được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Lãng phí thời gian: Chính vì thế mà tôi lãng phí thời gian hơn. Tôi không tận dụng mọi lúc có thể để gây dựng và phát triển mà lãng phí vào việc lên mạng, tham gia vào những cuộc tranh cãi vô bổ.
Chọn sai người đồng hành: Mỗi lần khởi nghiệp, tôi chọn cho mình một người đồng hành. Cứ nghĩ rằng những người anh em tốt của nhau thì khi làm việc cùng nhau sẽ hiểu nhau hơn và đạt được hiệu quả hơn. Nhưng sự thực không phải thế.
Nói nhiều hơn là làm: Do đó chúng tôi dành nhiều thời gian để nói chuyện, “chém gió” hơn là lao vào công việc để gặt hái thành công.
Không có mục tiêu ngắn hạn mà chỉ có mục tiêu dài hạn: Chúng tôi ngồi vẽ cho mình những ý tưởng xa vời mà một khi nó thành công, chúng tôi sẽ có cơ hội đổi đời. Nhưng cái trước mắt, cái sẽ giúp chúng tôi sống được đến khi thành công thì lại lười nhác, đùn đẩy nhau để làm.
Nhưng chính những thất bại đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm và giúp mình trở nên chín chắn hơn.
Thành công không đến với những kẻ lười: Giả sử cái đích thành công cách mình một ngàn kilomet, nếu mỗi ngày chúng ta bước được một mét, vậy sau bao lâu thì chúng ta có thể chạm vào thành công? Tôi cố gắng tiết kiệm thời gian, nỗ lực và làm việc chăm chỉ. Hy vọng mình có thể đi với tốc độ nhanh hơn.
Chọn người đồng hành: Tôi tránh những người ngại khó, ngại khổ, những người thiếu quyết tâm và lười nhác. Tôi chọn cho mình những người cùng nhìn về một hướng và cùng nhau chèo lái, để đẩy con thuyền đi với vận tốc nhanh hơn nữa.
Mục tiêu ngắn hạn: Chúng tôi lên cho mình những mục tiêu ngắn hạn có thể giúp nuôi sống doanh nghiệp, trang trải chi phí hàng ngày. Từ đó chúng tôi sẽ có tiền để đầu tư vào các mục tiêu dài hạn.
Cho đến thời điểm hiện tại, tôi cũng không biết chắc rằng liệu mình sẽ thành công hay thất bại tiếp. Nhưng sau tất cả, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều và tôi không sợ thất bại nữa. Nếu như tôi tiếp tục thất bại, chắc chắn tôi sẽ không bao giờ thất bại vì những lý do cũ và sẽ dám nghĩ, dám làm và làm việc hết mình cho mục tiêu mà mình theo đuổi.
Tôi xin trích lại câu nói mà mình thấy tâm đắc và thấy được mình trong đó: “Bạn sẽ không bao giờ biết được mình mạnh mẽ thế nào cho đến khi trở nên mạnh mẽ là sự lựa chọn duy nhất mà bạn có!”
Đồng Quang Trọng"
Tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn bè tôi, những người giống như Trọng, họ muốn làm chủ, dù chưa có kinh nghiệm về quản lý điều hành hay bất cứ một vị trí quản lý của một bộ phận nào của công ty. Các bạn thậm chí không biết căn bản về kế toán, tài chính, chiến lược, marketing, quản trị ... để rồi không biết tiền của mình chạy đi đâu, người của mình chạy đi đâu và công ty của mình đang đi về đâu. Rồi các bạn bế tắc khi gặp những vấn đề đó, mò mẫm, có người tìm được đường đi tiếp, nhưng họ là số rất ít, còn đa phần là phá sản, giải thể ... vì để vận hành một công ty tại Việt Nam không hề đơn giản như mọi người nghĩ, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, người người thắt chặt chi tiêu như hiện nay.
Tuy nhiên, những người thành công, nắm bắt được xu hướng của thị trường và theo đuổi đến cùng ước mơ của mình thường là số rất ít. Vì vậy, cứ đi tiếp đi, có thể bạn chính là 1 trong số những người thành công vì khác biệt ấy.
Những người bạn tôi, cũng chưa có ai bỏ cuộc ^^.
Những người bạn tôi, cũng chưa có ai bỏ cuộc ^^.
cẢM ƠN VÌ NHỮNG CHIA SẺ Ý NGHĨA CỦA BẠN. NÓ RẤT ĐÚNG VỚI NHỮNG NGƯỜI MỚI RA TRƯỜNG NHƯ CHŨNG TÔI
Trả lờiXóa