Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Sếp doanh nghiệp nhỏ phải biết cách xây dựng quan hệ

Muốn tồn tại trong nền kinh tế như hiện nay, các sếp tại doanh nghiệp nhỏ cần phải xây dựng được các mối quan hệ. Dưới đây là những mối quan hệ mà bạn bắt buộc phải có khi là chủ một doanh nghiệp nhỏ:

1. Mối quan hệ mục tiêu

Đây là mối quan hệ với những người mà bạn không biết, nhưng ở trong cùng lĩnh vực kinh doanh với bạn, có thể là người cùng kinh doanh như bạn hoặc đối thủ. Bạn nên đặt mục tiêu và kết nối với họ, vì bạn sẽ được lợi từ những gì mà họ đề xuất, cũng như họ sẽ được lợi từ việc quen biết với bạn.

Những mối quan hệ có mục tiêu thường mang lại cảm giác không thật, bởi bạn không thực sự biết về cá nhân những con người này. Có thể bạn sẽ kết nối với họ trên trang nghề nghiệp LinkedIn hoặc trao đổi danh thiếp tại một sự kiện. Bạn chưa thể phụ thuộc ngay vào những người này, nhưng nếu bạn “đầu tư” cho những mối quan hệ với họ, họ có thể giữ vai trò quan trọng đối với bạn trong tương lai. Nếu bạn đặt mục tiêu vào đúng người, bạn sẽ biết rõ ai là người mà bạn cần tìm đến khi lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc thị trường có biến động.

2. Mối quan hệ có chủ đích

Trước khi bạn đề nghị ai đó làm điều gì đó cho mình, bạn cần phải thiết lập một dạng quan hệ với người đó. Nếu bạn đã có cuộc trò chuyện chóng vánh với một người nào đó tại một cuộc hội thảo hoặc một sự kiện, mối quan hệ đó là một mối quan hệ có chủ đích. Có thể bạn chưa thực sự biết về họ, nhưng bạn đã biết đủ để có thể gửi email cho họ và hỏi xem họ có muốn tham gia vào dự án mới của bạn hay không.

Các mối quan hệ có chủ đích khác với quan hệ mục tiêu vì bạn đã thực sự trò chuyện và gặp gỡ với những người này thông qua một vài buổi cà phê hoặc ăn trưa nào đó. Bạn nhận thấy mối quan hệ với họ phát triển, và hai bên nỗ lực để hiểu rõ về nhau hơn. Những người này có thể đem đến lợi ích cho công ty của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn cần biết nơi cung cấp một số mặt hàng nhất định, họ có thể giúp bạn liên lạc với đúng người. Nếu họ là chuyên gia trong ngành, họ có thể tư vấn cho bạn về những quyết định kinh doanh khác nhau.

3. Mối quan hệ giao dịch

Đây là những mhững mối quan hệ có mức độ cá nhân thấp và thường được các nhà quản lý sử dụng để đạt được những mục tiêu kinh doanh cụ thể. “Các mối quan hệ này được định nghĩa bởi điều mà một bên có thể làm được cho bên kia để giúp bên kia đạt được những mục tiêu trong ngắn hạn, hiếm khi lan sang vấn đề sự nghiệp và các lĩnh vực cá nhân”, chuyên gia Berson và Stieglitz viết. Chẳng hạn, các mối quan hệ với khách hàng, bạn kinh doanh hoặc nhà cung cấp thường là các mối quan hệ giao dịch.

“Đối tác trong mối quan hệ giao dịch tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau bởi họ thường xuyên làm việc cùng nhau và đối xử bình đẳng với nhau. Những mối quan hệ này phát triển với những người mà bạn có thể tìm đến và dựa vào để hoàn thành công việc”, hai đồng tác giả viết.

4. Mối quan hệ tin cẩn

Đây là mối quan hệ cá nhân nhất, giá trị nhất và thường là lâu dài nhất trong số những mối quan hệ được nêu ở đây. Những cuộc trao đổi của bạn với những người này thường liên quan tới các kế hoạch dài hơi.

Những người này là người tư vấn hoặc bạn làm ăn thân thiết. Dạng quan hệ này cũng cần tồn tại giữa lãnh đạo cấp cao của công ty với đối tác trong các tổ chức khác nhau. Các thỏa thuận kinh doanh cần phải được hình thành thông qua các mối quan hệ tin cẩn. Để tạo dựng được một mối quan hệ như vậy, bạn cần phải có nhiều tương tác. Ở giai đoạn đầu của các mối quan hệ tin cẩn, bạn nên giúp đỡ đối phương mà không kỳ vọng được họ đáp trả điều gì. Một khi bạn làm vậy, sự tin tưởng sẽ hình thành giữa hai bên. Nếu bạn quyết định làm ăn với bên kia, những tương tác như vậy có thể sẽ dẫn tới một mối quan hệ tin cẩn, bởi bạn đã đối xử tối với họ và không lợi dụng họ để đạt lợi ích một phía.

Các mối quan hệ tin cẩn đòi hỏi sự đầu tư nhiều nhất cả về thời gian và công sức, nhưng điều đó là xứng đáng bởi các mối quan hệ này thường tạo ra những cơ hội lớn và có ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với công ty của bạn cũng như của phía bên kia.

Bạn không cần phải xây dựng mối quan hệ sâu sắc với bất kỳ ai mà bạn gặp. Cách tốt nhất là chọn một vài người để xây dựng mối quan hệ tin cẩn, đồng thời xác định một nhóm lớn hơn để xây dựng các mối quan hệ mục tiêu, có chủ đích và giao dịch.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Bạn có sợ thất nghiệp không??

Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay, khi mà trên các mặt báo giấy, báo mạng, các thông tin về phá sản, sinh viên ra trường, thất nghiệp, lương thấp, tốt nghiệp đại học không xin được việc, chấp nhận đi làm ô-sin... tràn lan. Có lẽ nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với 1 cơ số người trong chúng ta. Bạn có thể không dám nghỉ việc, bạn lo ngại sẽ không tìm được công việc mới ổn định hơn, bạn lo lắng nếu phải ngồi nhà chờ việc trong một thời gian dài, biết đâu ... và ... biết đâu...

Tất nhiên, đó không phải là nỗi lo của tất cả mọi người. Có những người lo, nhưng có những người chả lo gì cả. Không phải họ "vô tư quá", không phải họ "có ô dù" cả rồi, mà đơn giản, họ luôn vận động. Và dưới đây là 1 vài ví dụ về "sự vận động" của họ: 

1. Nhận làm hợp đồng hay các công việc mang tính tạm thời

Chìa khoá của thành công đó là cho người khác thấy bạn đang làm việc:


75% các chuyên gia trên lĩnh vực tuyển dụng khuyên người lao động làm các công việc tạm thời hay các hợp đồng ngắn hạn. Chìa khoá của thành công đó là cho người khác thấy bạn đang làm việc. Nếu bạn phát huy tốt năng lực cá nhân và đem lại hiệu quả cao trong công việc dù là không cố định ấy thì không ông chủ nào lại từ chối một vị trí lâu dài giành cho bạn.

2. Tham gia một lớp học

61% các giám đốc tuyển dụng cho rằng công nhân nên đi học trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Việc tiếp tục học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực và giữ cho các kỹ năng nghề nghiệp không bị mai một. Tham gia một khoá học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là một bằng chững cho sự nghiêm túc với nghề và được các ông chủ đánh giá cao. Một thuận lợi nữa của việc đến các lớp học đó là bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.


3. Hoạt động tình nguyện

Nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập


60% các nhà tuyển dụng khẳng định hoạt động tình nguyện khiến bạn trở nên hoạt bát và có khả năng hơn trong công việc. Bởi nếu bạn từng tham gia các hoạt động tình nguyện cho một vài đơn vị hay đoàn thể nào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập. Khi biết cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, tiền bạc có vẻ như không phải là tất cả đối với bạn. Chính điểm mạnh về nhân cách này là điều ghi điểm trong mắt các công ty đang có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.

4. Tự kinh doanh

28% các chuyên gia khuyên người lao động đang thất nghiệp tự tìm cách tạo dựng cho mình một sự nghiệp kinh doanh riêng. Song điều này sẽ không dễ dàng và cũng khá tốn thời gian nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, dù hoài bão kinh doanh có không thành thì những cố gắng của bạn sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận. Bởi trong thời kỳ nhàn rỗi, bạn vẫn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian cố định để học hỏi các kỹ năng và tự phát triển mình. Nếu may mắn thì bạn sẽ không chỉ cứu chính mình mà còn mang lại công việc cho nhiều người cũng đang thất nghiệp khác.

5. Lập ra một blog cá nhân chuyên nghiệp

Blog là 1 công cụ tuyệt vời để thể hiện con người bạn

11% trong số chuyên viên nhân sự cho biết một blog cá nhân chuyên nghiệp có thể trở thành  công cụ hữu ích để bạn quảng cáo hình ảnh của chính mình. Bởi nó tạo cho người xem cảm giác bạn là một chuyên gia trên lĩnh vực đang hoạt động. Blog cá nhân cũng giúp bạn khẳng định đam mê nghề nghiệp, trao đổi học hỏi và gây chú ý hơn trước nhà tuyển dụng.


6. Mở rộng các mối quan hệ cá nhân

Nếu có ai đó trong công ty giúp bạn gửi hồ sơ xin việc trong công ty thì khả năng được chấp nhận sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu thất nghiệp. Cho nên, bạn hãy tích cực mở rộng danh sách liên lạc của mình thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Hãy cho bạn bè, người thân biết rằng bạn đang tìm việc làm và cần tới sự giúp đỡ của họ.

7. Theo dõi các nguồn tin tức về những ngành công nghiệp hay lĩnh vực đang có giá

Các chuyên gia của CareerBuild nhận định rằng công nghệ, kỹ thuật, y tế, kinh doanh và dịch vụ khách hàng là những mảng thị trường thu hút lao động lớn nhất toàn quốc. Người lao động nên theo dõi những nguồn tin tức liên quan để biết được các cơ hội việc làm và nhanh chân tham gia đăng tuyển.

8. Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới

Các nhà tuyển dụng luôn đề cao các ứng viên có tính sáng tạo

Tại cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, các ứng viên sẽ tạo ấn tượng tốt nếu thể hiện được những ý tưởng mang tính sáng tạo và có thể áp dụng vào thực tiễn như chiến dịch tiếp thị, dòng lợi nhuận mới hay tiết kiệm chi phí đầu tư. Khi bạn dành thời gian suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng tuyệt vời, bạn sẽ trở nên thuyết phục trong mắt các ông chủ.

9. Tiếp cận với nhà tuyển dụng

Theo điều tra của CareerBuilder, 2/3 trong tổng số lao động không hề có bước tiếp cận nào với nhà tuyển dụng sau khi nộp đơn xin việc. Hãy khôn ngoan tiếp cận họ ngay sau cuộc phỏng vấn bằng một bức thư điện tử hay thư tay với mục đích thể hiện lòng biết ơn và sự yêu thích công việc cũng như khao khát được chọn vào vị trí họ đang tìm kiếm. Chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ được nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn các ứng viên khác.

10. Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong hồ sơ xin việc

Có lẽ nhiều người phải dành kha khá thời gian cho việc soạn thảo một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Đừng quên sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực lao động mà bạn đang tìm kiếm. Một số nhà tuyển dụng sàng lọc danh sách ứng viên bằng ứng dụng phân loại của các thiết bị công nghệ. Với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, hồ sơ của bạn sẽ được các thiết bị đó dễ dàng phát hiện và xếp lên hàng đầu.

Cuối cùng, ông Haefners khẳng định rằng các hoạt động trên đây chắc chắn sẽ hỗ trợ lao động thất nghiệp rất nhiều trong quá trình chờ đợi một công việc mới. Khi họ có quyết tâm, tích cực thực hiện và duy trì động cơ nghề nghiệp vững vàng thì thành công sẽ tự tìm đến họ.



Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Blog vẫn là nơi tự do nhất: Làm việc với một lũ ngu thật mệt

Đây là góc của tôi, ai đọc có thể đồng tình, hoặc không, đó là quyền của các bạn, nhưng, tôi khá đồng tình với tác giả bài viết. Muốn biết chi tiết, các bạn cứ đọc, hoặc bỏ qua, nếu thích. 

Đây là câu tui thường xuyên nghe được từ miệng các bạn trẻ thông minh tột bậc, tài năng xuất chúng và từ chính trong suy nghĩ của tui cách đây vài năm. Bất cứ vấn đề gì đưa lên mà bị sếp gạt đi vì lý do nào đấy thì tui đều tỏ vẻ khó chịu, khinh khỉnh và tự nhủ trong đầu "đúng là ngu", "đã đéo biết gì mà còn ngang bướng", "chờ đấy coi hậu quả rồi trắng mắt ra"... Nói tóm lại, tui thấy làm việc với một lũ ngu thật mệt. 

Rồi tui ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, làm được nhiều việc vĩ đại hơn, có nhiều tiền hơn và đủ tự tin hơn để đứng ở vai trò giám đốc một công ty. Tui cũng lại đi thuê những bạn trẻ năng động, tài giỏi xuất chúng như tui ngày trước vô làm việc. Trong kế hoạch mà các bạn ấy submit lên, tui lại thấy đầy rẫy những vấn đề mà kinh nghiệm cho tui biết rằng kế hoạch này thất bại. Nhưng vì quá bận nên tui không thể đi giải thích từng chút một. Tui nghĩ, các bạn trẻ hẳn là cũng đang rất hậm hực vì thấy làm việc với mấy thằng ngu như tui thật mệt!

Khổ nỗi, phải đến lúc bị những người khác coi là thằng ngu thì tui mới thấy các ông sếp bà sếp ngày xưa của mình thông minh quá trời thần. Tui hiểu rằng họ chỉ góp ý những chỗ mà họ biết, họ đã trải qua thôi. Và để lãnh đạo được cả một công ty thì tất nhiên họ chẳng ngu gì cả. Ngay cả khi họ thực sự có sai xót trong đánh giá kế hoạch của tui thì tui vẫn ngu hơn họ ở chỗ không có khả năng thuyết phục. Tui mới thực sự là một thằng ngu chứ không phải họ. Tui mất mát nhiều hơn họ.

Hôm trước ngồi nói chuyện với một bạn đại gia. Bạn í hỏi tui cách thức đi mua danh hiệu hoa hậu cho "mấy con chân dài não ngắn" (trích nguyên văn đó). Tất nhiên là tui biết, và tất nhiên là tui không có chỉ. Vì tui bị không thích chứ cũng chẳng có gì nghiêm trọng. Tui bảo, ủa mắc chi gọi người ta não ngắn? Tui dị ứng ai gọi người đẹp là não ngắn lắm nha. Người ta xinh xắn đẹp đẽ chân dài, chứ người ta có banh háng trước ban thờ nhà bạn đâu mà chửi người ta não ngắn? Bạn đó nói là hổng phải, tại "não tụi này ngắn thiệt, chứ có phải vì nó chân dài mà bị chửi não ngắn đâu".

Bạn đó bẩu muốn mua danh cho mấy ẻm, rồi dắt đi ngồi tiếp khách cho đẹp đội hình, ký tá hợp đồng cho dễ; mà vẫn có thể để làm bồ nhì, kép nhí; chơi chán còn có thể sang tay... Nói chung là tui thấy bạn tính toán khôn chết mẹ, bỏ con săn sắt bắt con cá rô, lợi đơn lợi kép. Cơ mà bạn nói đọc được tin nhắn ẻm khoe với "con hàng" khác là ẻm mới "chăn" được bạn, mới "đào" được một con vespa, một iPhone 5 và mấy cái túi hiệu LV (xuất xứ khu vực nào thì hem rõ). 

Tui bỗng thấy thương cho mấy em chân dài quá. Người ta dân làm ăn buôn bán, trong đầu có sỏi đá bê tông, lặn lộn giang hồ mấy chục năm trời để xây dựng cơ đồ sự nghiệp, không lẽ người ta ngu đến độ bị các em gài hàng mà không hay biết? Túm quần lại, các em chân dài (não cũng không ngắn lắm) kia thì đang tự cho rằng các bạn đại gia là một lũ ngu, trong khi kì thực các em thì cũng chẳng khôn cho lắm. Nên túm cái quần què lại thì, làm việc với một lũ ngu thật mệt, vì mình cứ phải... giả vờ ngu hơn chúng. Bạn đại gia chốt lại vấn đề như vậy đó.

Tui hổng nói ra đâu nhưng tui nghĩ trong đầu bạn đại gia này cũng ngu quá đi thôi. Bạn cần phải biết là có những thứ dùng để làm việc, còn có những thứ chỉ dùng để làm tình thôi chứ, lẫn lộn với nhau làm chi cho mệt vậy? Nhưng rồi tui chột dạ, người ta giàu hơn mình tức là xét về tổng thể người ta phải giỏi hơn mình, thế nên chắc có uẩn khúc gì đó ở đây mà mình còn chưa nắm rõ. Suy nghĩ tới lui, tui quyết định là trong vụ trọng án này, TUI NGU NHẤT.

Thiệt tình, cuộc đời tui quanh quẩn tới lui toàn NGU với NHỤC

st từ ank NguyenNgocLong

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Tình huống ứng dụng luật trong doanh nghiệp: Có được trừ lương nhân viên đi làm muộn?

Câu hỏi: Công ty tôi có nội quy rất chặt chẽ, hễ vi phạm sẽ bị trừ trực tiếp vào lương hàng tháng. Nếu không hoàn thành tiến độ công việc được giao sẽ bị trừ nhiều hơn tùy thuộc vào mức độ vi phạm.


Tháng vừa rồi do con nhỏ ốm đau, nhà lại neo người tôi cũng thường vi phạm và bị trừ tiền lương. Tôi đã giải thích và mong công ty thông cảm và được trả lời sẽ xem xét.

Vừa rồi lãnh tiền lương cuối tháng, tôi mới giật mình vì bị trừ tới 1,5 triệu đồng trong khi lương của tôi chỉ vẻn vẹn có 3 triệu (đã bao gồm cả bảo hiểm). Tôi bức xúc lắm và đã kiến nghị với lãnh đạo công ty nhưng họ trả lời đó là mức họ đã xem xét, nếu không tôi còn có thể bị cúp lương tháng này nữa.

Tôi muốn hỏi họ làm vậy có đúng pháp luật không?

Trả lời: Trừ lương nhân viên đi muộn là trái luật

Trong các biện pháp xử lý kỷ luật lao động mà pháp luật quy định, không có trừ lương. Do đó, công ty của bạn trừ lương người lao động là trái luật.

Theo quy định tại Điều 84 Bộ Luật lao động, người vi phạm kỷ luật lao động, tùy theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức; Sa thải.

Luật cũng quy định không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một vi phạm kỷ luật lao động.

Như vậy, trong các biện pháp xử lý kỷ luật lao động mà pháp luật quy định, không có biện pháp trừ lương của người lao động. Việc công ty của bạn áp dụng hình thức trừ lương để xử lý kỷ luật lao động là trái quy định của pháp luật.

Hơn nữa, việc công ty trả lời bạn mức trừ lương mà họ áp dụng đã được xem xét, nếu không còn có thể bị cắt toàn bộ lương tháng này (cúp lương) cũng không được pháp luật thừa nhận. Bởi khoản 2 Điều 60 Bộ luật lao động quy định: “Người sử dụng lao động không được áp dụng biện pháp xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động”.

Luật sư Trương Anh Tú
Văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Hà Nội

Tình huống ứng dụng luật lao động: Bị công ty quỵt phần thưởng, tôi có đòi lại được?

Câu hỏi: Tôi làm cho hãng thời trang lớn ở Hà Nội và đạt kết quả cao nhất cửa hàng trong chương trình dự thưởng cho nhân viên, nhưng 2 tháng sau đó tôi nghỉ việc và bị quỵt phần thưởng. Tôi nên làm gì?

Tôi làm việc cho một hãng thời trang lớn của nước ngoài tại Hà Nội được 6 năm. Ngày 1/4 - 31/5/2011 hãng đưa ra chương trình dự thưởng cho nhân viên. Tôi đã nỗ lực và đạt kết quả cao nhất cửa hàng. Ngày 31/7/2011 tôi xin nghỉ làm. Thời điểm này hãng vẫn chưa đưa ra công bố chính thức về kết quả dự thưởng.

Đến đầu tháng 12, tôi được tin hãng vừa trao giải thưởng cho những người khác mà không có tên tôi. Tôi hỏi thì nhận được câu trả lời: thời điểm hãng trao giải tôi đã nghỉ việc nên không được hưởng. Một hãng thời trang nổi tiếng thế giới mà có cách hành xử như vậy thì có đúng không? Tôi nên làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? Xin tư vấn của mọi người.


Trả lời: Doanh nghiệp phải trả thưởng cho người nghỉ việc

Giữa người hứa thưởng và người thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng đã hình thành hợp đồng dân sự. Nếu thương lượng không đạt, bạn có thể khởi kiện doanh nghiệp đó ra tòa án yêu cầu trả thưởng cho nhân viên khi họ đáp ứng được các điều kiện để được thưởng đưa ra.

“Hứa thưởng” là một chế định dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự. Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự “Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội”.

Như vậy, khi thực hiện việc hứa thưởng (và việc hứa thưởng đáp ứng được các điều kiện vừa viện dẫn ở trên), giữa người hứa thưởng và người thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng đã hình thành hợp đồng dân sự. Theo đó, người đã hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.

Việc hứa thưởng có thể thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc các cách thức khác; có thể truyền đạt trực tiếp cho những đối tượng nhất định hoặc thông qua các phương tiện thông tin (loa truyền thanh của doanh nghiệp, tin nhắn đến điện thoại của nhân viên trong doanh nghiệp v.v…). Hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện công việc được hứa thưởng và chấm dứt khi kết thúc thời hạn đó. Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc, người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.

Nguyên tắc trả thưởng được quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự. Theo đó:

- Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.

- Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau, người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.

- Trong trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm, phần thưởng được chia đều cho những người đó.

- Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu, mỗi người được nhận một phần của phần thưởng, tương ứng với phần đóng góp của mình.

Thư bạn gửi không nêu rõ tiêu chí của việc hứa thưởng (việc hứa thưởng rơi vào trường hợp nào trong 4 trường hợp nêu trên) nhưng việc hứa thưởng đối với nhân viên đã được ấn định thực hiện trong thời gian từ ngày 1/4/2011 đến ngày 31/5/2011 (là thời gian bạn đang làm việc tại doanh nghiệp) và bạn đã nỗ lực, đạt kết quả cao nhất trong thời gian này nên về nguyên tắc, bạn được sẽ nhận thưởng. Mãi hai tháng sau khi kết thúc thời hạn làm các công việc được hứa thưởng, bạn mới nghỉ việc và việc phát thưởng lại thực hiện sau khi bạn đã nghỉ việc nên không thể vin vào lý do bạn không còn làm việc ở doanh nghiệp mà từ chối phát phần thưởng cho bạn. Nếu không có những điều kiện khác đi kèm theo với việc hứa thưởng, trong trường hợp bạn “đã nỗ lực và đạt kết quả cao nhất”, doanh nghiệp phải trả thưởng cho bạn

Giữa người hứa thưởng và người thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng đã hình thành hợp đồng dân sự. Nếu bạn đạt yêu cầu của việc hứa thưởng đặt ra mà không được nhận thưởng, doanh nghiệp đó bị coi là đã vi phạm hợp đồng dân sự. Trong trường hợp việc trao đổi, thương lượng không đạt kết quả, bạn có thể khởi kiện doanh nghiệp đó ra Tòa án có thẩm quyền để đề nghị buộc doanh nghiệp phải trả thưởng cho bạn theo lời hứa thưởng.

Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Hồng Hà

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực (HRM) tại Việt Nam

1. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của HRM

Nhìn chung, trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển rất nhanh với tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5% và thu hút FDI 20,3 tỷ Đôla Mỹ trong năm 2007. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng, mức độ chịu ảnh hưởng của Việt Nam là còn rất ít, so với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới, đánh giá Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho hoạt động đầu tư “Bên cạnh Trung Quốc” hay “Trung Quốc cộng 1”.

Lý do để các công ty nước ngoài lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư là: 

(1) Tránh rủi ro tại Trung Quốc
(2) tránh chi phí tăng 
(3) Nền chính trị khá ổn định so với phần lớn các nước ASEAN khác
(3) đội ngũ lao động có tay nghề, khả năng học hỏi khá nhanh và chi phí nhân công thấp.

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển và sự gia tăng giá cả, chi phí lao động tại Việt Nam đang tăng và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam ở khía cạnh này.

Với tình hình hiện tại, các công ty Việt Nam cần thực hiện việc cải tiến vấn đề công nghệ. Tuy nhiên, cùng với cải tiến công nghệ, một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam đó là “Quản lý nguồn nhân lực”. Nói cách khác, mục đích của HRM là để phát triển các tổ chức, doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.

Đối với các công ty Việt Nam, cần thiết phải nâng cao “Quản lý nguồn nhân lực” ở những khía cạnh chính như: Lương, trình độ, đánh giá, sự thăng tiến, chế độ đãi ngộ, đào tạo và hệ thống phát triển nghề nghiệp.

Chúng ta luôn phải ghi nhớ nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nền kinh tế.

2. Sự tương thích trong tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn toàn cầu về nền tảng kinh doanh

Phải chú ý đến điều kiện lịch sử và phong tục của đất nước khi thảo luận về “Quản lý nguồn nhân lực”.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng không được phép quên đi sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, chính từ yếu tố này mà “Tiêu chuẩn toàn cầu” trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nếu bỏ qua những hiện tượng này, chúng ta sẽ sớm bị đào thải khỏi nền kinh tế thị trường.

Việc áp dụng phù hợp bối cảnh kinh tế Việt Nam với tiêu chuẩn toàn cầu là một việc làm cần thiết. Ví dụ, nếu chúng ta áp dụng trực tiếp mô hình quản lý nguồn nhân lực của các công ty Nhật Bản vào các công ty Việt Nam thì sẽ không phù hợp. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải điều chỉnh lại những mô hình đó để có thể sử dụng được trong các công ty Việt Nam.

Chúng ta có thể áp dụng những mô hình quản lý nguồn nhân lực của công ty Nhật Bản vào các công ty Việt Nam chỉ sau khi điều chỉnh để phù hợp với công ty và con người ở đây.

Tuy nhiên, kể từ sau khi Việt Nam gia nhập hệ thống WTO năm 2007, Việt Nam phải luôn chú ý và tuân thủ “Tiêu chuẩn toàn cầu”

3. Quản lý nguồn nhân lực là một phần của cơ sở hạ tầng kinh tế

Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt lớn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam giữa những ngành phát triển như công nghệ thông tin và những ngành chưa phát triển như công nghiệp dịch vụ hay ngành công nghiệp không sản xuất.

Đối với những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh thì việc tồn tại những khác biệt này là điều không thể tránh khỏi.

Việc Việt Nam phát triển hạ tầng cơ sở xã hội như đường xá, đường ray tàu, nguồn cung cấp nước, giáo dục… để giữ tốc độ phát triển nhịp nhàng đặc biệt là ở những ngành chưa phát triển là điều quan trọng

Quản lý‎ nguồn nhân lực cũng là nhiệm vụ cần tiến hành trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế.

Vì có quá nhiều chủ đề trong chương trình phát triển nguồn nhân lực nên chúng ta chỉ xem xét một số chủ đề ưu tiên. Khi tiến hành tư vấn cho dự án quản l‎ý nguồn nhân lực, chúng ta sẽ dựa vào kết quả khảo sát về tình hình thực tế của các công ty thông qua phỏng vấn và thảo luận với các chuyên viên cấp cao để quyết định những hoạt động ưu tiên.

Đối với những công ty sản xuất, chúng tôi muốn đưa ra khuyến nghị cải cách hệ thống quản lý nguồn nhân lực bên cạnh những hoạt động nhằm tăng năng xuất và chất lượng. Tương tự, những công ty không sản xuất và chuyên về dịch vụ cũng có thể áp dụng cách thức này .

Nhiều người cho rằng có rất nhiều trường hợp nhân viên “nhảy việc” sau khi học được kỹ năng tại các công ty Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây chúng tôi nhận thấy rằng những người trẻ tuổi có trình độ học vấn cao không thích thuyên chuyển công việc bởi vì họ cho rằng những điều kiện khách quan như tiềm năng của công ty, hệ thống đào tạo, loại hình công việc quan trọng hơn mức lương hiện tại nếu xét về lâu dài.

4. Nguyên tắc quản l‎ý nguồn nhân lực

Theo nguyên tắc quản lý‎ nguồn nhân lực của công ty, chúng tôi muốn đề cập đến “Tính rõ ràng”, “Tính trách nhiệm” và “Tính công bằng” dựa theo Tiêu chuẩn toàn cầu.

Quản lý‎ nguồn nhân lực phải được tiến hành theo Luật lao động Việt Nam.

Tính rõ ràng: Nội dung quản l‎ý nguồn nhân lực phải được phổ biến rõ ràng đối với nhân viên trong toàn công ty ngoại trừ những thông tin cá nhân. Mọi người có thể đọc những quy định về trình độ, bậc lương, việc đánh giá, thăng tiến, đào tạo, chế độ đãi ngộ và cơ hội phát triển nghề nghiệp thông qua những tài liệu in ấn hoặc qua phương tiện truyền thông. Quyết định những vấn đề về quản l‎ý nguồn nhân lực cần dựa theo nguyên tắc.

Tính trách nhiệm: Mọi người đều có quyền yêu cầu công ty giải thích những vấn đề có liên quan đến quản ly‎ nguồn nhân lực, như mức lương, việc đánh giá, thăng tiến…Ngược lại, những chuyên viên cấp cao của công ty có trách nhiệm giải thích kết quả đánh giá và l‎ý do đánh giá theo đề nghị từ phía nhân viên.

Tính công bằng: Những chương trình quản lý nguồn nhân lực phải công bằng và vô tư. Vấn đề này không phải do đánh giá cá nhân của riêng các chuyên viên cấp cao trong công ty hay bởi mối quan hệ cá nhân của những chuyên viên đó.

Nếu nhân viên có bất kỳ khiếu nại nào về quyết định của công ty thì cần lập ra một hội đồng nội bộ trong công ty để đánh giá khiếu nại đó theo quan điểm trung lập.

5. Mức lương

Lương là một yếu tố cơ bản trong quản lý‎ nguồn nhân lực vì nó ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên. Hiện nay, việc tiêu chuẩn hóa tiền lương và tiền công trong công nghiệp, không riêng lẻ trong từng công ty là điều không thể. Mức tiền lương và tiền công tăng lên phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Thêm vào đó, việc sửa đổi hệ thống tiền lương và tiền công được tiến hành nhanh chóng. Điều này có nghĩa là làm thế nào để phân chia tổng tiền lương và tiền công trong công ty.

Hơn nữa, hệ thống tiền lương và tiền công dựa vào thâm niên đã nhanh chóng bị thay đổi bằng việc đánh giá theo năng lực.

Nếu không có sự khác biệt trong mức lương giữa những nhân viên đã nỗ lực đáng kể và những nhân viên không cố gắng thì những nhân viên có nhiều đóng góp sẽ không ‎nhận ra được sự đãi ngộ của công ty đối với họ.

Chúng tôi muốn đưa ra một đề xuất để chia tiền lương và tiền công:

(1) Chia tiền lương hoặc tiền công theo tính liên tục của công việc

(2) Chia tiền lương hoặc tiền công dựa vào trình độ hoặc vị trí đảm nhiệm

(3) Chia tiền lương hoặc tiền công theo đánh giá chất lượng công việc

Cần có quan điểm dựa trên sự phát triển của công ty để thảo luận về tiền lương và tiền công. Điều này có nghĩa cần xem xét tiền lương và tiền công là phí lao động.

6. Cơ hội thăng tiến

Việc thăng tiến nên dựa vào Quy định lao động của công ty, tính chất công việc, hệ thống trình độ và đánh giá công việc. Chúng tôi muốn khẳng định lại rằng các nhà quản l‎ý không thể tự đưa ra quyết định thăng tiến.

Khái niệm “Thăng tiến” bao gồm việc đề bạt về chức vụ và việc đề bạt về trình độ.

Trình độ của từng nhân viên sẽ được quyết định thông qua sự đánh giá, sự thể hiện trong công việc, khả năng, cách làm việc của anh ấy/ cô ấy. Khi cần thiết, chúng tôi yêu cầu các ứng viên tham gia phỏng vấn, thi hoặc trình bày luận văn có nội dung liên quan đến công việc cần dự tuyển.

Nếu xét thăng tiến về trình độ, sẽ có hai khóa học là“Khóa học quản l‎ý” và “Khóa đào tạo chuyên gia” dành cho nhân viên được thăng cấp quản l‎y bậc trung. Khóa học quản lý‎ này dành cho những chuyên viên cấp cao trong tương lai và Khóa đào tạo chuyên gia dành cho những người sẽ trở thành chuyên gia hoặc chuyên viên về một lĩnh vực chuyên ngành.

Đối với những người tham dự “Khóa học quản l‎ý”, yêu cầu phải có năng lực quản l‎ý và kiến thức nói chung đồng thời phải có năng lực trong lĩnh vực chuyên ngành.

Đối với những người tham dự “Khóa đào tạo chuyên gia”, yêu cầu phải có đủ năng lực về lĩnh vực chuyên ngành.

Những học viên tham gia những khóa học này sẽ có năng lực quản l‎ý và kiến thức chuyên ngành thông qua đào tạo trực tiếp và đào tạo gián tiếp tại công ty.

7. Đánh giá

Dựa vào kinh nghiệm từ các công ty Nhật Bản, chúng tôi muốn đề xuất những hệ thống đánh giá sau đây. Những hệ thống này được chia thành ba phần:

(1) Năng lực

a. Năng lực kỹ thuật

Chúng tôi muốn đánh giá năng lực kỹ thuật cá nhân dựa vào những khía cạnh như: a. kiến thức/kỹ thuật, b. sự hiểu biết, c. khả năng diễn giải, vv.

b. Năng lực quản l‎ý

Chúng tôi muốn đánh giá năng lực quản ly cá nhân dựa vào những khía cạnh như: khả năng đánh giá, việc lập kế hoạch, khả năng lãnh đạo, khả năng thương lượng, vv.

(2) Khả năng tạo động lực

Những đặc điểm dưới đây được xét là khả năng tạo động lực

h. tính tích cực, i. tính trách nhiệm, j. khả năng cộng tác, k. tính kỷ luật, l. tính sáng tạo, m. khả năng lãnh đạo nhân viên, n. khả năng đào tạo nhân viên.

(3) Kết quả

Chúng tôi muốn sử dụng nguyên tắc “Quản lý bằng mục tiêu” để kiểm tra kết quả đối với từng học viên.

8. Đãi ngộ

Chúng tôi muốn đưa những ví dụ về phụ cấp và đãi ngộ dưới đây:

(1) Phụ cấp

Phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp đi lại, phụ cấp quản l‎ý, phụ cấp về trình độ/ khả năng ngoại ngữ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp công tác, phụ cấp mua nhà, phụ cấp ăn trưa, trợ cấp liên quan đến công việc, vv.

(2) Đãi ngộ

Qũy lương hưu, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, trợ cấp mất sức, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho công nhân, các khoản vay cá nhân với lãi xuất thấp, ô tô của công ty, chương trình tu nghiệp nước ngoài, vv.

9. Đào tạo

Đào tạo là một trong những chính sách quản l‎y nguồn nhân lực mà công ty tiến hành để phát triển năng lực cho nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty.

Chúng ta có ba phương pháp đào tạo: (1) Đào tạo trực tiếp (OJT), (2) đào tạo gián tiếp (Off-JT), (3) Tự trau dồi kiến thức. Hệ thống đào tạo quan trọng nhất chính là đào tạo trực tiếp thông qua công việc. Đào tạo gián tiếp hay tự trau dồi kiến thức có vai trò bổ sung cho đào tạo trực tiếp.

Làm những công việc khác nhau, và chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nhằm phát triển khả năng cho từng nhân viên thông qua đào tạo trực tiếp là điều bắt buộc. Để tiến hành đào tạo trực tiếp, người quản l‎ý cần xác định mục tiêu và chương trình đạo tạo cho nhân viên của mình. Việc này cần được tiến hành hàng ngày.

Đào tạo gián tiếp được phân chia thành hai loại sau: đào tạo theo chức vụ, đào tạo theo lĩnh vực chuyên ngành, đào tạo theo chuyên đề (VD, học ngoại ngữ, tham gia buổi thảo luận hoặc theo học tại trường kinh tế, học tại trường đại học ngoại ngữ, các khóa đào tạo công nghệ cho kỹ sư, vv…)

Tự trau dồi kiến thức xuất phát từ ‎nhận thức của nhân viên nhằm hướng tới mục tiêu phát triển năng lực cá nhân. Đối với những nhân viên tự trau dồi kiến thức, đôi khi công ty nên trợ cấp học phí hoặc cung cấp những thông tin cần thiết hướng dẫn họ, vv.

Người Việt Nam thích được công ty đào tạo và coi đó là nguồn động lực, nhưng chỉ nên khuyến khich hệ thống đào tạo nghề nghiệp phục vụ thực tế.

Trong những công ty sản xuất, phương pháp đào tạo hữu ích nhất chính là “Đào tạo trực tiếp theo người hướng dẫn”.

10. Phát triển nghề nghiệp

Để tránh tình trạng “nhảy việc”, việc xây dựng “Hệ thống phát triển nghề nghiệp” là một việc làm cần thiết.

Phát triển nghề nghiệp có nghĩa là tạo cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc của mỗi cá nhân. Đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao năng lực làm việc một cách có hệ thống.

Chúng tôi muốn khuyến nghị với các công ty Việt Nam áp dụng “Hệ thống phát triển nghề nghiệp” nhằm giúp nhân viên lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong cuộc đời.

Hệ thống này bao gồm: ví dụ. (1) phân tích bản thân, đánh giá khả năng (xem xét lại kiến thức và kỹ năng), (2) kế hoạch phát triển nghề nghiệp và học tập của cá nhân trong tương lai, (3) phát triển năng lực để tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp, tự trau dồi kiến thức và việc xúc tiến hoạt động này, (4) xét lại và xây dựng mối quan hệ với gia đình và bạn bè, (5) kiểm soát sức khỏe và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, (6) lập kế hoạch chi tiêu theo điều kiện kinh tế, (7) nâng cao chất lượng cuộc sống, như tạo sở thích bản thân hay tham gia các hoạt động tình nguyện.

Những ví dụ dưới đây là những phương pháp hỗ trợ cho việc phát triển nghề nghiệp từ các công ty: (1) hỗ trợ có hệ thống cho những nhân viên tự trau dồi kiến thức, (2) hỗ trợ để nhân viên tự phân tích bản thân, (3) đào tạo ‎ý thức hình thành công việc cho nhân viên, (4) phỏng vấn và tư vấn kế hoạch tương lai cho từng nhân viên do chính người quản l‎ý thực hiện, (5) phỏng vấn và tư vấn về kế hoạch tương lai cho từng nhân viên do bộ phận quản l‎ý nguồn nhân lực thực hiện, (6) phỏng vấn và tư vấn về kế hoạch tương lai cho nhân viên bởi các chuyên gia tư vấn hoặc các cố vấn trong công ty, (7) giới thiệu về hệ thống áp dụng trong công ty, (8) giới thiệu về khả năng tự đánh giá, (9) hỗ trợ cho nhân viên mở công ty riêng hay thay đổi công việc, (10) xây dựng hệ thống chứng chỉ về trình độ trong công ty và đánh giá về chứng chỉ thông thường, (11) phổ biến và làm rõ hệ thống quản l‎ý nguồn nhân lực.

11. Kết luận

Các công ty Việt Nam nhận thức về việc tăng thu nhập và cải thiện chất lượng làm việc của nhân viên là một việc làm cần thiết. Điều này phản ánh năng suất lao động ổn định để phục vụ cho mục tiêu lâu dài.

Khi các công ty Việt Nam có khả năng tiến hành tăng năng suất lao động, mọi người sẽ hài lòng với kết quả đạt được cũng như hài lòng với thành công của chương trình quản l‎ý nguồn nhân lực theo quan điểm lâu dài.

Mọi người sẽ cảm thấy hài lòng khi họ có một công việc ổn định như mong muốn, và được tăng lương.

Chúng tôi thực sự mong muốn phát triển kinh tế cho tất cả các công ty Việt Nam cũng như tất cả mọi người thông qua những nỗ lực đã đề cập ở trên trong chương trình đào tạo về quản l‎ý nguồn nhân lực.

SHINICHI YASUDA
Tình nguyện viên cao cấp của JICA

Học quản lý nhân sự có thể làm được những công việc gì?

Kinh tế khủng hoảng, ngày càng nhiều công ty tạm ngừng sản xuất kinh doanh, phá sản,... rất nhiều người đang lâm vào tình trạng thất nghiệp. 

Mỗi năm, Việt Nam lại có hàng chục ngàn sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp ra trường với trình độ ngoại ngữ cao hơn, kiến thức và kinh nghiệm của họ tuy chưa nhiều, nhưng họ chấp nhận trải nghiệm với mức lương và đãi ngộ thấp hơn những gì bạn có thể.

Học nghề nhân sự có thể là một giải pháp cho bạn, một cơ hội mới cho bạn. 

Vậy Quản lý nhân sự - quản lý nguồn nhân lực là gì?

Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là tuyển dụng, đào tạo và bố trí sử dụng... nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả thông qua việc xây dựng các chương trình, chính sách tuyển dụng, đánh giá, lương, thưởng, đãi ngộ... 1 cách hợp lý. 

Khi học nghề Quản lý nhân sự, bạn có thể làm các công việc gì?

Giám đốc nhân sự - giám sát một vài bộ phận. Mỗi người giám sát mỗi bộ phận như vậy phải là người có kinh nghiệm quản lý và có chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự, ví dụ như mảng việc làm, mảng bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối quan hệ trong nhân viên.

Nhân viên tuyển dụng - thực hiện các công việc như sàng lọc, phỏng vấn, kiểm tra các ứng cử viên; giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn. 

Nhân viên lương thưởng và phúc lợi - quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập của người lao động. Họ lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên.

Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên là những người quản lý các chương trình về lương bổng của nhân viên công ty, đặc biệt là về bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu.

Chuyên gia phân tích công việc - thu thập và kiểm tra những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc - giải thích về những  nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu.

Chuyên gia phân tích ngành nghề thường là ở các công ty lớn.  Họ thường quan tâm đến các hệ thống phân loại ngành nghề và nghiên cứu những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối quan hệ giữa nhân viên và công ty (việc ở lại hay ra đi của nhân viên trong công ty). Họ cũng có thể làm các việc liên lạc thuộc kỹ thuật giữa công ty của họ với các công ty khác, với chính phủ và liên đoàn lao động.

Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên, là những người chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm  từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, nghỉ ngơi giải trí…

Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển - chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên.

Chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên - đặt ra kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào tạo.  

Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự

Bạn hãy là 1 người có khả năng đánh giá và sự suy xét các vấn đề một cách thận trọng và đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân viên đều được giữ kín.

Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người - cư xử đúng mực và luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.

Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.

Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự

Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.

Học Quản lý nhân sự ở đâu? 

Bạn có thể tìm đến những tổ chức tư vấn đào tạo nhân sự chuyên nghiệp tại địa phương mà bạn sinh sống. Ví như bạn ở miền Bắc, bạn có thể tìm đến EduViet

Nhân Viên Mới

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ NHÂN SỰ

(Human Resources Tests – HR Tests)

1. Từ nào dưới đây được định nghĩa như là những chính sách, hoạt động, và hệ thống mà có ảnh hưởng tới hoạt động, thái độ và cách cư xử của nhân viên của một công ty?
a. Động cơ thúc đẩy (Motivation)
b. Tiền bạc (Money)
c. Quản lý nguồn nhân lực (HRM – Human Resource Management)
d. Thiết kế công việc (Job design)

2. Tất cả những điều dưới đây đều cần thiết cho chất lượng nguồn nhân lực ngoại trừ:
a. Có giá trị
b. Hiếm
c. Người thay thế không tốt
d. Dễ bắt chước

3. Sẽ không có hai phòng nhân sự có chung những vai trò giống nhau hoàn toàn.
a. Đúng
b. Sai

4. Công việc là tiến trình thu thập những thông tin chi tiết về công việc.
a. Thiết kế
b. Phân tích
c. Huấn luyện
d. Lựa chọn

5. Là tiến trình mà qua đó một tổ chức hoặc công ty tìm kiếm những ứng viên vào những vị trí công việc phù hợp.
a. Tuyển dụng
b. Chọn lựa
c. Thiết kế công việc
d. Phân tích công việc

6. Tiến trình đảm bảo rằng những hoạt động và khả năng sản xuất của nhân viên phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc công ty được gọi là:
a. Kỹ năng chuyên môn
b. Quản lý, đánh giá thành tích công tác
c. Giáo dục, huấn luyện
d. Phát triển

7. Tiền lương và lợi nhuận sẽ có tác động lớn nhất khi chúng được dựa trên những gì mà nhân viên thực sự muốn và cần đến nó?
a. Đúng
b. Sai

8. Kỹ năng này không phải là kỹ năng của những người quản lý nguồn nhân lực chuyên nghiệp?
a. Ra quyết định
b. Kỹ năng lãnh đạo
c. Kỹ năng chuyên môn
d. Kỹ năng tiếp thị, marketing

9. Khả năng hiểu và làm việc được tốt hơn với người khác mà có liên quan tới kỹ năng quản lý nguồn nhân lực (HRM – Human Resource Management)?
a. Kỹ năng ra quyết định
b. Kỹ năng lãnh đạo
c. Kỹ năng quan hệ nhân sự
d. Kỹ năng chuyên môn

10. Quyền ________ chấp nhận mọi người có quyền từ chối làm những việc có ảnh hưởng đến niềm tin đạo đức của họ.
a. Cá nhân, riêng tư
b. Tán thành
c. Tự do ngôn luận
d. Tự do lương tâm

11. Với một tổ chức, công ty thì lực lượng lao động bên trong bao gồm những cá nhân đang tích cực tìm kiếm việc làm.
a. Đúng
b. Sai

12. Lực lượng lao động năm 2006 sẽ gồm cóphần trăm người non – Hispanic vàphần trăm người Hispanic (người Tây Ban Nha?)
a. 40,60
b. 56,21
c. 91,9

13. Theo hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia báo cáo về cuộc điều tra nghiên cứu người lao động thì người lao động còn thiếu nhiều các kỹ năng căn bản như chăm chỉ và làm việc đúng giờ.
a. Đúng.
b. Sai.

14. là những người làm việc đóng góp chính vào công ty,do đó phải có kiến thức đặc thù,ví dụ như kiến thức về khách hàng,phương pháp sản xuất hoặc có chuyên môn trong một lãnh vực nào đó.
a. Lực lượng lao động nội địa.
b. Lao động nhập cư.
c. Người làm việc có học vấn.
d. Lực lượng lao động bên ngoài. 

15. Các nhóm dựa vào kỹ thuật về những phương tiện liên lạc như ghi hình ảnh phục vụ các cuộc họp hành,hội nghị (videconference), e-mail và điện thoại di động để liên lạc và phối hợp các hoạt động.
a. Thật sự,chính thức.
b. Có khả năng.
c. Bên ngoài.

16. Câu nào trong các câu sau không phải là một giá trị cốt lõi của TQM?
a. Những cách thức và phương pháp được phác họa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nội địa và nước ngoài.
b. Mỗi một nhân viên trong công ty phải được đào tạo về chất lượng.
c. Các nhà điều hành đánh giá đo lường sự phát triển về những thông tin phản hồi dựa trên các dữ liệu thu thập.
d. Đề ra chất lượng trong những sản phẩm nhằm khuyến khích phát hiện ra các sai sót để sửa chữa và cải tiến sản phẩm.
17. Các nhân viên nhận công việc ở những nước khác được gọi là:
a. Người nhập cư.
b. Người làm việc có học vấn.
c. Lực lượng lao động bên ngoài.

18. Thương mại điện tử (E - business) bao gồm các hình thức mua bán hàng hóa,dịch vụ như là business-to-consumer (bán trực tiếp đến khách hàng), business-to-business (?) và những giao dịch consumer-to-consumer (từ khách hàng đến khách hàng?).
a. Đúng.
b. Sai.

19. …

20. Quốc hội có nhiệm vụ ban hành luật đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?
a. Đúng.
b. Sai.

21. Bổ sung sửa đổi nào ngăn cấm địa vị xã hội, sự tự do hoặc tài sản mà không cần nhờ đến pháp luật?
a. Bổ sung sửa đổi thứ nhất.
b. Bổ sung sửa đổi thứ năm.
c. Bổ sung sửa đổi thứ 18.

22. Mục VII của Đạo luật về nhân quyền (Civil Rights Act) năm 1964 được ban hành bởi:
a. ADA.
b. OSHA.
c. EEOC.

23. Đạo luật phân biệt tuổi tác trong việc làm (Age Discrimination in Employment – ADEA) cấm chống lại việc phân biệt đối xử nhân viên trêntuổi:
a. 25
b. 40.
c. 65.
d. 13.

24. ADA chỉ rõ việc không đủ tư cách pháp lý khi một hay giảm sút:
a. Cá nhân,tổ chức.
b. Tổ chức,cạnh tranh.
c. Thể chất,tinh thần.
d. Thật tế,tưởng tượng,

25. Điều lệnh Hành pháp 11246 ngăn cấm các nhà thầu và phụ thầu xây dựng liên bang vì việc phân biệt dựa vào hạng người,màu sắc,tôn giáo,giới tính và nguồn gốc quốc gia.
a. Đúng.
b. Sai.

26. …

27. Trong luật lao động,giao nghĩa vụ của một người sử dụng lao động là ..
a. Đối xử khác nhau.
b. Hòa giải dàn xếp thảo đáng.
c. Hành động quả quyết,khẳng định.

28. Nói chung,điển hình rõ ràng nhất về quấy rối tình dục bao hàm tới việc lo lắng ưu phiền (quid pro quo harassment?)
a. Đúng.
b. Sai.

29. Kỹ thuật phân tích may rủi của công việc.
a. Cư xử khác biệt.
b. Kỹ thuật cân nhắc các quá trình hoạt động.
c. Hệ thống thi hành làm việc cao.

30. Qua tiến trình của giúp các nhà điều hành phân tích những nhiệm vụ của mình để phục vụ việc sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ
a. Phân tích công việc.
b. Sắp dặt công việc có tính khoa học (Industrial engineering).
c. Thiết kế công việc được trôi chảy gọn gàng.
d. Liệt kê chi tiết công việc.

31. Công việc là các bổn phận được thực hiện bởi một người.
a. Đúng.
b. Sai.

32. là một bảng danh sách các nhiệm vụ,bổn phận và trách nhiệm của công việc cần phải làm.
a. Liệt kê chi tiết công việc.
b. Phân tích công việc.
c. Thiết kế công việc.
d. Mô tả chi tiết công việc.

33. Liệt kê chi tiết công việc liên quan đến mọi thứ ngoại trừ:
a. Kiến thức.
b. Nghĩa vụ,phận sự.
c. Các kỹ năng.

34. Một trong các phương tiện rõ ràng và được nghiên cứu nhiều nhất để phân tích công việc là :
a. PAQ.
b. DOT.
c. KASO.

35. Câu nào trong số những câu dưới đây được gọi là “khối làm sẵn để xây dựng” (building block) của mỗi thứ mà nhân viên phải làm.
a. Sắp đặt công việc có tính khoa học (Industrial engineering)
b. Đa dạng hóa công việc.
c. Phân tích công việc.

36. Kéo dài thời hạn công việc là một ảnh hưởng quan trọng lên đời sống của con người hơn là :
a. Tính nhất quán trong công việc.
b. Tính bất đồng trong công việc.
c. Tự quản trong công việc.
d. Tầm quan trọng của nhiệm vụ

37. Theo thuyết hai nhân tố (two – factory theory) của Herzberg thì các cá nhân bị thúc đẩy nhiều bởi bản chất của công việc hơn là các phần thưởng như việc trả lương ?
a. Đúng.
b. Sai.


38. là một danh mục mà các nhân viên làm việc cả ngày có thể lựa chọn bắt đầu và kết thúc giờ làm theo nguyên tắc của công ty
a. Tham gia đóng góp công việc.(Job sharing)
b. Làm việc trên mạng.(Telework).
c. Giờ làm việc linh hoạt (flexitime).

39. Dựa vào các tiêu chuẩn của OSHA thì cái nào sau đây không phải là một công việc có tính thử thách cao mà người làm việc phải tránh?
a. Nhấc lên hơn 75 pound
b. Làm việc ở môi trường đất liền
c. Áp dụng làm việc một mạch 4 giờ liền mà không cần nghỉ ngơi
d. Quỳ gối hoặc ngồi chồm hổm nhiều hơn 2 giờ trong một ngày

40. …

41. Bước thứ 2 trong quá trình lựa chọn nguồn nhân lực là:
a. Nghiên cứu,thẩm tra các lý lịch và đơn xin việc.
b. Kiểm tra bằng cấp,giấy chứng nhận và các thông tin về quá trình học hành,kinh nghiệm.
c. Kiểm tra,trắc nghiệm và xem xét lại các mẫu đơn làm việc.
d. Phỏng vấn các ứng viên.

42. Trong việc sử dụng các hệ số tương quan thuộc về thống kê,một hệ số tương quan thấp thể hiện mối quan hệ bền vững giữa hai nhóm đối tượng (two sets of numbers ?).
a. Đúng.
b. Sai.

43. miêu tả việc mở rộng mà ở đó hoạt động đo lường có liên quan đến cách đo lường được đề ra để đánh giá.
a. Giá trị đồng nhất. (Concurrent validation)
b. Giá trị thích nghi (Content validity)
c. Tính hữu dụng
d. Giá trị pháp lý. 

44. Kiến thức và các kỹ năng của một người có thể thu được thông qua bài kiểm travề:
a. Thành tích.
b. Năng khiếu.
c. Năng lực kinh nghiệm.
d. Trung thực.

45. Các bài kiểm tra năng lực kinh nghiệm được soạn ra nhằm đo lường khả năng trí tuệ, những kỹ năng định lượng và suy luận.
a. Đúng.
b. Sai.

46. là một trạng thái đa dạng của các chương trình lựa chọn riêng biệt sử dụng các phương pháp đa lựa chọn để đánh giá người xin việc hay những người đang giữ các chức vụ. 
a. Bảng tóm tắt cá nhân.
b. Trung tâm định giá để đánh thuế (Assessment Center)
c. Giá trị pháp lý đồng nhất (Concurrent Validation).
d. Mô hình nhiều vật cản (Multiple – hurdle model).

47. Loại phỏng vấn nào mà người phỏng vấn đưa ra tình huống ngẫu nhiên xảy ra trong công việc, rồi yêu cầu người dự tuyển trình bày hướng giải quyết?
a. Phỏng vấn gián tiếp(Nondirective interview)
b. Phỏng vấn theo bảng (Panel interview)
c. Phỏng vấn theo kiểu mô tả hành vi cư xử (Behavior description interview)
d. Phỏng vấn bằng tình huống

48. Câu nào sau đây được xem là một bất lợi của buổi phỏng vấn?
a. Có thể cung cấp bằng chứng về các kỹ năng thông tin liên lạc.
b. Cung cấp bằng chứng của các kỹ năng giữa các cá nhân với nhau (hòa đồng?)
c. Có thể hiểu sâu sắc tính cách của những người dự tuyển.

49. là tiến trình đạt được quyết định lựa chọn bằng cách loại bớt ra một vài ứng cử viên trong mỗi giai đoạn của tiến trình lựa chọn.
a. Mô hình vượt qua nhiều chướng ngại vật (Multiple-hurdle model)
b. Trung tâm đánh giá
c. Mô hình bù trừ (Compensatory model)
d. Sự công nhận có tính dự báo (Predictive validation)

50. Chương trình thiết kế hướng dẫn bao gồm những nỗ lực kế hoạch của tổ chức, công ty nhằm giúp nhân viên của mình học thêm những kiến thức, kỹ năng, khả năng cách cư xử có liên quan tới công việc với mục đích sẽ làm việc được tốt hơn.
a. Đúng
b. Sai

51. Tiến trình đánh giá tổ chức, công ty và nhân viên cũng như nhiệm vụ của họ để xác định loại hình giáo dục nào thích hợp?
a. Thiết kế hướng dẫn (Instructional design)
b. Phân tích cá nhân, con người (Person analysis)
c. Đánh giá nhu cầu (Needs assessment)
d. Phân tích tổ chức (Organization analysis)

52. Việc nào dưới đây thường xuyên được thực hiện đầu tiên trong việc đánh giá nhu cầu?
a. Phân tích tổ chức (Organization analysis)
b. Phân tích cá nhân, con người (Person analysis)
c. Phân tích nhiệm vụ (Tesk analysis)

53. Những phương pháp giới thiệu mà những học viên nhận thông tin từ những người hướng dẫn, máy tính hoặc những phương tiện thông tin khác và thích hợp với những sự thật được truyền tải đến hoặc tiến trình so sánh đối chiếu lẫn nhau.
a. Đúng
b. Sai

54. Các phương pháp huấn luyện giáo dục khác nhau được các công ty, tổ chức sử dụng bao gồm tất cả ngọai trừ một điều dưới đây?
a. Vai trò (Role-plays)
b. Những trò chơi có tính giáo dục (Learning games)
c. Học theo tình huống (Case studies)
d. Sự xác nhận hữu hiệu (Validition)

55. Phương pháp huấn luyện nào dưới đây được định nghĩa như là việc tiếp thu sự huấn luyện thông qua mạng điện toán toàn cầu (Internet) hoặc mạng nội bộ (Intranet) trong một tổ chức, công ty?
a. Huấn luyện trong khi làm việc (On-the-job training)
b. Huấn luyện theo kiểu bắt chước (Simulation training)
c. Học theo giáo án điện tử (E-learning)

56. Bắt chước là những ứng dụng máy tính để giúp truy cập những kỹ năng huấn luyện, thông tin, và những lời cố vấn về chuyên môn khi có một vấn đề nảy sinh trong công việc.
a. Đúng
b. Sai

57. là một phương pháp đào tạo giới thiệu tình huống thực tế trong cuộc sống giúp cho người được đào tạo đưa ra các quyết định đúng đắn hợp lý phản ảnh những gì xảy ra trong công việc. 
a. Thực tập.
b. Thử việc.
c. Mô phỏng,dựa theo.
d. Nghiên cứu các tình huống.

58. Loại hình đào tạo nào có các nhu cầu tự nhiên còn tồn tại những hạn chế`?
a. Các chương trình dựa trên kinh nghiệm.
b. Các chương trình huấn luyện chéo.
c. Huấn luyện kết hợp.
d. Nghiên cứu hoạt động.

59. Câu nào sau đây không được xem là thành công trong việc đào tạo huấn luyện?
a. Người được đào tạo không hài lòng cề chương trình.
b. Người được đào tạo không có tiến bộ trong làm việc.
c. Người được đào tạo học được những kỹ năng và kiến thức mới.
d. Chương trình của công ty có cải tiến.

60. là tiến trình xuyên suốt mà người quản lý phải chắc rằng hiệu suất công việc của nhân viên sẽ đóng góp vào những mục tiêu của công ty. 
a. Quản lý việc thực hiện.
b. Đánh giá việc thực hiện.
c. Phương pháp quản lý theo mục tiêu.

61. Các công ty thiết lập những hệ thống quản lý việc thực hiện đều gặp phải 3 mục đích chính.Cái nào dưới đây không phải là một trong các mục đích này?
a. Mục đích phát triển.
b. Mục đích chính đáng hợp lệ.
c. Mục đích thuộc về hành chính.

62. Từ nào dưới đây được định nghĩa đúng nhất khi một loại hình đo lường thực hiện mà định ra được phần trăm số nhân viên tới mỗi phòng ban trong tất cả các phòng ban?
a. Phương pháp đánh giá bảng điểm đồ thị
b. Phương pháp phê bình lưu giữ
c. Phương pháp so sánh kép
d. Phương pháp lựa chọn bắt buộc

63. Sử dụng phương pháp phê bình lưu giữ cho việc đánh giá thuộc tính đòi hỏi nhà quản lý phải giữ các biên bản về mẫu đơn chi tiết của nhân viên trong cả hai trường hợp đạt hoặc không đạt.
a. Đúng
b. Sai

64. Phương pháp BARS được xây dựng trên phương pháp tiếp cận phê bình lưu giữ và với ý định xác định khoảng cách thực hiện đặc biệt, sử dụng những báo cáo về cách cư xử mà nó miêu tả những mức độ khác nhau trong việc thực hiện.
a. Đúng
b. Sai

65. Hệ thống nào dưới đây chỉ ra là mọi người ở mỗi cấp độ của một tổ chức, công ty đề ra những mục tiêu trong tiến trình đi từ trên xuống dưới mà nhân viên ở mọi mức độ đều phải đóng góp cho mục tiêu toàn thể của tổ chức, công ty.
a. Thang điểm tiêu chuẩn hỗn hợp (Mixed-standard scales)
b. Đánh giá thành tích công tác 360 độ (360-degree performance appraisal)
c. Quản lý bằng những mục tiêu (Management by objectives)
d. Sự thay đổi cách cư xử thuộc tổ chức, công ty

66. Nếu một tổ chức, công ty cố gắng hoàn thành tới mức có thể việc đánh giá thành tích công tác bằng việc kết nối những thông tin từ hầu hết hoặc tất cả các nguồn thuận tiện nhất thì tổ chức hay công ty đó sẽ sử dụng được hệ thống đánh giá thành tích công tác 360-độ (360-degree performance appraisal).
a. Đúng
b. Sai

67. Một ________ là một lỗi tỷ lệ mà tất cả các nhân viên được xếp loại ở bậc giữa của thang điểm.
a. Lỗi xu hướng trung tâm (Central tendency error)
b. Lỗi “giống-như-tôi” (Similar-to-me error)
c. Lỗi hào quang (Halo error)
d. Lỗi “loa kèn” (Horn error)

68. Loại lỗi tỷ lệ nào sẽ xuất hiện khi người được xếp hạng phản ứng tới khía cạnh thực hiện tích cực bằng cách đo tỷ lệ một cách tích cực nhân viên đó trong mọi khía cạnh thực hiện?
a. Lỗi xu hướng trung tâm (Central tendency error)
b. Lỗi khoan dung (Leniency error)
c. Lỗi hào quang (Halo error)

69. Tất cả những điều dưới đây đều là đặc tính của hệ thống đánh giá thành tích và văn hóa công ty mà nó có xu hướng khuyến khích chính kiến để đánh giá thành tích ngoại trừ:
a. Những loại người chịu trách nhiệm tới người nhân viên được đánh giá
b. Mục tiêu của việc đáng giá không tương thích với người khác
c. Những người quản lý và nhân viên có liên quan với nhau trong việc phát triển hệ thống đánh giá thành tích
d. Giám đốc điều hành cấp cao sẽ bỏ qua hoặc lơ đi những tỷ lệ bị xuyên tạc

70. Phát triển nhân viên là chuỗi kết nối của việc giáo dục đào tạo chính thức, kinh nghiệm làm việc, mối quan hệ, đánh giá khả năng và tính cách để giúp người nhân viên chuẩn bị cho tương lai mình
a. Đúng
b. Sai

71. Theo định nghĩa, thuật ngữ “phát triển – development” chỉ ra rằng nó có một tiêu điểm trên những khả năng hiện tại và liên quan đến việc học hỏi tất cả các khía cạnh của công việc đang thực hiện
a. Đúng
b. Sai

72. Dựa trên những quan điểm truyền thống, _________ sẽ chứa đựng và bao gồm một chuỗi những vị trí trong một công việc hay trong một công ty, tổ chức nào đó.
a. Nghề nghiệp
b. Chương trình quản lý nghề nghiệp
c. Việc đánh giá điểm chuẩn
d. Sự mở rộng công việc

73. Đánh giá là tiến trình thu thập thông tin, rồi đưa thông tin phản hồi cho những nhân viên về những kỹ năng, cách giao tiếp, hành vi cư xử của họ.
a. Đúng
b. Sai

74. Đây gần như không bao gồm trong chương trình giáo dục chính thức:
a. Chương trình đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh (Executive Master of Business Administration - MBA)
b. Những khóa học ngắn hạn do các chuyên gia, cố vấn tổ chức
c. Hội thảo (Workshop)
d. Bài kiểm tra những kỹ năng chung

75. Từ nào dưới đây là một bài kiểm tra tâm lý phổ biến cho việc phát triển nhân viên?
a. MBO (Quản trị bằng mục tiêu – Management By Objectives)
b. GED
c. MBTI
d. OBM

76. Khoản mục nào dưới đây không phải là một loại bài tập được sử dụng trong những trung tâm đánh giá:
a. Vai trò (Role Play)
b. Bài tập trong khay văn thư đến (In-basket)
c. Quan hệ bên ngoài (Externship)
d. Thảo luận lãnh đạo nhóm (Leaderless group discussion)

77. _____________ là việc cùng nhau đóng góp, gánh vác trách nhiệm, yêu cầu, vấn đề phát sinh, mối quan hệ và các lĩnh vực trong công việc của một nhân viên.
a. Thời gian nghỉ phép
b. Vòng quay công việc
c. Mở rộng công việc
d. Kinh nghiệm làm việc

78. Một người________ là người quản lý hoặc tương đương làm việc với nhân viên để tạo động lực tăng cường giúp nhân viên đó phát triển kỹ năng làm việc, đồng thời cũng cung cấp thông tin phản hồi.
a. Huấn luyện viên (Coach)
b. Bảo trợ (Protégé)
c. Cố vấn có kinh nghiệm (Mentor)
d. Người tập huấn (Trainer)

79. Bước nào dưới đây trong tiến trình quản lý nghề nghiệp sẽ giúp những nhân viên nhận thông tin về kỹ năng, kiến thức và học vấn của họ nơi mà những tích sản đưa vào kế họach của tổ chức hoặc công ty?
a. Đề ra mục tiêu (Goal setting)
b. Tự đánh giá (Self – assessment)
c. Kiểm tra thực tế (Reality check)
d. Kế hoạch hành động (Action Planning)

80. Nếu một nhân viên quyết định rời khỏi một tổ chức công ty để làm việc ở một tổ chức, công ty khác thì được biết đến như một sự thay thế không chủ ý.
a. Đúng
b. Sai

81. Giữ lại được những người được đánh giá là những người thực hiện hàng đầu thật không là điều dễ dàng đối với một tổ chức hay công ty. Cụm từ nào dưới đây không phải là một xu hướng gần đây đã góp phần vào khó khăn này?
a. Đánh giá thành tích công tác (Performance Appraisals)
b. Tính lan rộng của thời gian ngừng sản xuất (Rash of layoffs)
c. Thị trường lao động đóng băng (Tight labor markets)
d. Giảm kích cỡ (Downsizing)

82. _____________ muốn nói đến việc đánh giá, xét đoán mà những kết quả cho sẵn cho một nhân viên là đúng.
a. Tiến trình thực thi theo thủ tục
b. Tiến trình thực thi tương tác
c. Cho nghỉ việc không đúng
d. Tính công bằng, hợp lý

83. Thi hành kỷ luật phải tránh việc cho nghỉ việc không hợp lý. Việc cho thôi việc này phải không trái với những điều khoản trong hợp đồng và những chính sách chung.
a. Đúng
b. Sai

84. Thuật ngữ nào dưới đây sẽ xác nhận đúng nhất cho câu: “Một tiến trình cho thôi việc chính thức mà hậu quả của nó trở nên nghiêm trọng hơn nếu người nhân viên đó lại tiếp tục lập lại hành vi vi phạm đó”?
a. Giải quyết tranh luận với nhau
b. Tiến trình kỷ luật
c. Phân xử
d. Tiến trình kỷ luật gián tiếp

85. Thuật ngữ nào dưới đây có liên quan đến những quan điểm trung lập cố gắng giải quyết những xung đột dựa trên sự dàn xếp, hòa giải hơn là tranh chấp?
a. Sự phân xử (Arbitraion)
b. Chính sách mở cửa (Open-door Policy)
c. Sự hòa giải (Mediation)
d. Xem xét cân nhắc những người cùng địa vị (Peer review)

86. Gary hoàn toàn hài lòng với công việc của mình tại công ty BFF. Gặp lúc khi công ty đang gặp nhiều khó khăn với việc thiếu nhiều những vị trí nhân viên chủ chốt, Gary chấp nhận và đề nghị nhận thêm nhiều trách nhiệm về mình vì tin rằng mình có thể giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn. Gary đã thực hiện ________ cao độ bằng những hành động của mình.
a. Sự tận tụy với tổ chức, công ty
b. Sự không bằng lòng với công việc
c. Xung đột trong vai trò làm việc
d. Công bằng có tính thủ tục

87. Là mức độ mà mọi người tự xác định mình với công việc.
a. Không rõ ràng trong vai trò (Role ambiguity)
b. Sự liên quan trong công việc (Job involvement)
c. Quá nhiều vai trò (Role overload)
d. Rút lui khỏi công việc (Job withdrawal)

88. Phân tích vai trò là một tiến trình chờ đợi xác định một cách chính thức có liên quan tới một vai trò.
a. Đúng 
b. Sai

89. Todd quyết định xin nghỉ việc tại công ty CBA. Anh quyết định đến nói chuyện với giám đốc nhân sự trong ngày làm việc cuối cùng tại công ty của mình để thảo luận về lý do mình không thể tiếp tục làm việc ở CBA nữa. Thuật ngữ dùng để nói đến buổi nói chuyện như thế này là gì?
a. Giải quyết tranh luận với nhau
b. Cùng nhau giải quyết
c. Phỏng vấn nghỉ việc (Exit interview)
d. Tìm người thay thế (Peer review)

90. Điều nào dưới đây không phải là một tác động hay ảnh hưởng mà tiền lương có thể có trên một tổ chức hoặc công ty?
a. Tác động, ảnh hưởng lên cách cư xử, thái độ quan điểm của nhân viên
b. Ảnh hưởng tới những nhân viên mà bị thu hút vào tổ chức, công ty
c. Thay đổi thói quen thuê mướn
d. Xem như là một dấu hiệu của địa vị

91. Tiền lương là một trong những chi phí chính của một tổ chức, công ty. Trong tất cả các ngành thì trung bình tiền lương chiếm khoảng_________ lợi nhuận của công ty.
a. 25%
b. 33%
c. 50%
d. 47.5%

92. _____________ là số lượng trung bình bao gồm tiền công, tiền lương, thưởng mà tổ chức, công ty phải tra cho tùy vào những loại công việc khác nhau.
a. Cấp bậc lương (Pay grade)
b. Tỷ lệ lương khoán theo sản phẩm (Piecework rate)
c. Cấu trúc lương (Pay structure)
d. Mức lương (Pay level)

93. Cấu trúc lương bao gồm những quan hệ về tiền lương cho những công việc khác nhau trong một tổ chức, công ty.
a. Đúng
b. Sai

94. Hầu hết những công nhân lao động đều được trả lương theo giờ công làm việc được phân loại là những nhân viên công nhật và không tùy thuộc vào việc nhận lương làm ngoài giờ.
a. Đúng
b. Sai

95. Bộ luật nào dưới đây cho phép những nhà thầu xây dựng nhận hơn 2000 USD từ nguồn quỹ liên bang?
a. Đạo luật Walsh-Healy
b. Đạo luật Fair Labor Stadards
c. Đạo luật Davis-Bacon
d. Đạo luật Compa-Ratio

96. Đạo luật Walsh-Healy nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em, với mục đích là bảo vệ sức khỏe, an toàn và cơ hội giáo dục cho trẻ em.
a. Đúng
b. Sai

97. _____________ là tiến trình mà một công ty, tổ chức so sánh những cách thực hiện của riêng họ với những cái của những đối thủ cạnh tranh thành công.
a. Đánh giá công việc (Job evaluation)
b. Trì hoãn (Delayering)
c. Dây chuyền chính sách trả lương (Pay policy line)
d. Điểm chuẩn (Benchmarking) 

98. Từ nào dưới đây miêu tả đúng nhất cho câu: “Những công việc có nội dung và giá trị giống nhau, tập hợp với nhau để thiết lập ra tỷ lệ trả lương”?
a. Cấp bậc lương (Pay grades)
b. Mức lương (Pay levels)
c. Cấu trúc lương (Pay structure)
d. Phạm vi lương (Pay range)

99. Công việc nào dưới đây là tiến trình quản trị đo lường giá trị quan hệ trong công việc của một tổ chức, công ty?
a. Cấp bậc lương (Pay grades)
b. Điểm chuẩn (Benchmarking)
c. Đánh giá công việc (Job evaluation)
d. Sự sai biệt tiền lương (Pay differential)